7 cách giúp phụ nữ tránh rối loạn tâm thần sau sinh

Hầu hết những người trải qua quá trình sinh nở đều cảm thấy rất áp lực. Họ có nguy cơ cao bị bệnh rối loạn tâm thần sau sinh nếu không được chuẩn bị tâm lý.

Ngày đăng: 12-07-2018

1,290 lượt xem

1. Nói ra nỗi lòng của mình

Những người sắp làm mẹ thường cảm thấy lo lắng, buồn bã và áp lực do có những xáo trộn trong cuộc sống và khí điều chỉnh cuộc sống của mình. Những điều này nếu dồn nén lâu ngày có thể gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người mẹ.

Chính vì vậy, nếu bạn đang cảm thấy quá lo lắng và không thể tự giải quyết được những vấn đề về tâm lý của mình thì bạn nên nói ra nỗi lòng của mình với người khác. Đối tượng có thể lắng nghe bạn đó chính là gia đình của bạn, bạn bè hoặc bác sĩ tâm lý.

Hãy nói chuyện với chồng về những điều khiến bạn sợ hãi khi làm mẹ, có thể đó là nỗi sợ hai vợ chồng sẽ không có thời gian riêng tư bên nhau, sợ việc cho con bú hoặc những cơn đau bụng.

Nên tâm sự với chồng thay vì giữ tâm sự trong lòng

2. Học cách thư giãn

Thư giãn giúp bạn loại bỏ stress và những phiền muộn. Khi tâm hồn bạn thư thái thì bạn cũng trở nên sáng suốt hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đứa trẻ mới sinh sẽ phát triển tốt hơn nếu có một bà mẹ thư thái. Những bà mẹ mới sinh con nên dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để thư giãn bằng cách: nghe nhạc, đọc sách, tắm nắng,...

3. Không nên ôm đồm quá nhiều việc

Bạn không nên nhận hết công việc và trách nhiệm về mình. Hãy san sẻ bớt các công việc vặt trong nhà, để bạn bè mang bữa tối đến cho bạn hoặc nhờ chị/em gái hoặc mẹ chồng/mẹ ruột trông con để đi mua sắm. Điều này giúp bạn giảm bớt những căng thẳng và tìm thấy những niềm vui trong cuộc sống cho riêng mình.

4. Tranh thủ ngủ khi con ngủ

Nhiều đứa trẻ có thói quen thức đêm, thích được bế trên tay khiến cho người mẹ rất vất vả và rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Tình trạng thiếu ngủ khiến cho đầu óc người mẹ bị căng thẳng, và dễ bị trầm cảm hơn.

Tuy nhiên, bà mẹ nào cũng đều được khuyên là hãy tranh thủ chợp mắt khi con ngủ, nhưng phần lớn đều không chú ý đến lời khuyên này

Họ dành thời gian rảnh để dọn dẹp giường ngủ hay làm những công việc vặt. Lời khuyên cho các bà mẹ là nên tranh thủ ngủ khi con ngủ, dù đó là ban ngày. Điều này đảm bảo cho người mẹ không rơi vào tình trạng thiếu ngủ. 

5. Dành thời gian để tập thể dục nhẹ nhàng

Tập thể dục có tác dụng lớn giúp cho một người phòng tránh được bệnh trầm cảm, bạn sẽ hiểu rõ điều này hơn trong bài tập thể dục chữa rối loạn tâm thần sau sinh.

Tuy nhiên thay vì tập những bài erobic mất sức bởi sẽ khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng hơn, bạn nên lựa chọn những cách vận động nhẹ nhàng như đi bộ.

Nên tập thể dục nhẹ nhàng sau khi sinh để giải tỏa căng thẳng

6. Hãy chuẩn bị tâm lý cho mình

Hầu hết những người phụ nữ đều biết rằng những tháng đầu tiên làm mẹ sẽ rất căng thẳng, tuy nhiên họ thường không lường trước được cụ thể những căng thẳng đó là gì.

Chính vì vậy, bạn hãy học hỏi những kinh nghiệm này từ những người đi trước. Bạn cũng có thể thử những công việc chăm sóc em bé từ trước khi sinh quen để không cảm thấy quá bỡ ngỡ với việc làm mẹ.

7. Đừng kỳ vọng mình phải là một bà mẹ hoàn hảo

Không ai là hoàn hảo, làm mẹ ai cũng sẽ có lúc quên mặc bỉm cho con sau khi tháo bỉm lúc nửa đêm hay ra ngoài mặc áo ngược mà không biết. Bạn cũng có thể cảm thấy lóng ngóng khi cho con ăn hoặc không thể dỗ con ngủ.

Đừng bao giờ cảm thấy tội lỗi vì đã không là một bà mẹ hoàn hảo vì sẽ không có bà mẹ hoàn hảo. Bạn có thể học dẫn những kỹ năng chăm sóc con mình và rồi mọi chuyện sẽ tốt lên.

Khi những áp lực, buồn phiền lấn át và bạn cảm thấy không thể vượt qua được thì tốt nhất là bạn nên đến gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn và có các phương pháp trị liệu giúp bạn vượt qua khó khăn. 

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha