7 điều lưu ý trong quá trình tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân hoang tưởng

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân hoang tưởng, chúng ta cần lưu ý những điều nên và không nên làm đối với họ.

Ngày đăng: 18-08-2019

1,063 lượt xem

1. Tìm hiểu về bệnh rối loạn hoang tưởng

Khi chúng ta có ít thông tin về bệnh, hoặc chỉ nghe thông tin từ một phía thì thường sẽ có những đánh giá tiêu cực, hay phòng vệ thái quá. Do đó, hãy cố gắng tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh hoang tưởng. Điều này sẽ giúp bạn phần nào có cái nhìn thông cảm hơn với người bệnh.

2. Chú ý đến cảm xúc của người bệnh

Người mắc rối loạn ảo tưởng và hoang tưởng có thể rất khó hiểu. Điều gì là hợp lý với chúng ta có thể không hợp lý với người bị hoang tưởng. Chính vì vậy, bạn nên cố gắng bình tĩnh tránh tranh luận về các quan điểm hoặc về tính thực tế của các ảo tưởng của người bệnh.

Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến cảm xúc và niềm tin vào thế giới quan của người bệnh. Nếu bạn cố gắng tranh luận về tính thực tế hoặc logic, người đó sẽ sống trong thế giới của họ, không chia sẻ các quan điểm niềm tin cho bạn.

Điều này không chỉ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn mà còn làm mối quan hệ giữa bạn và người bệnh ngày càng xa cách.

Thay vì chỉ trích, phê phán đúng sai, bạn hãy thử cố gắng tập trung vào việc an ủi bệnh nhân hoang tưởng, hỗ trợ theo những cách mà bạn có thể, hoặc đôi khi chỉ cần lắng nghe một cách không phán xét.

Động viên tinh thần rất quan trọng đối với người bệnh hoang tưởng

3. Đồng hành với họ trong quá trình trị liệu

Người bệnh rối loạn hoang tưởng thường có tính phòng bị khá cao, rất khó để họ chia sẻ với một người lạ về quan điểm của mình.

Do đó, nếu bạn là người thân, có mối quan hệ tốt với người bệnh hoang tưởng, bạn có thể là người kết nối giúp bác sĩ điều trị, chuyên gia tâm lý đến gần hơn với thế giới quan của người bệnh.

Khi bạn cảm thấy sự kết nối này đã trở nên tốt hơn, bạn có thể để họ có những buổi tâm sự riêng với chuyên gia trị liệu.

Chiến lược này không chỉ hỗ trợ người đó trong sự phục hồi của chính người bệnh mà còn cho họ không gian riêng để có thể tự điều chỉnh bản thân trong suốt quá trình điều chỉnh. Ngoài ra, chuyên gia trị liệu cũng có thể hướng dẫn bạn cách trả lời, tương tác với người bệnh khi họ đang bị các hoang tưởng chi phối.

4. Không nên có những động thái tiêu cực chẳng hạn như xích, nhốt, cùm tay chân…Những biện pháp này chỉ giúp gia đình kiểm soát được hành vi tiêu cực tức thời của người bệnh mà không được chữa trị tận gốc.

5. Không nên giấu bệnh hoang tưởng với những người xung quanh mà nên chia sẻ để nhận được sự cảm thông, giúp đỡ.

6. Không nên miệt thị, coi thường người bệnh mà cần hết sức mềm mỏng, nhẹ nhàng, bình tĩnh, vỗ về họ. Vì, người bị mắc bệnh hoang tưởng không thể tiếp nhận những lời khuyên răn. Việc phản bác hay ép buộc họ làm một điều gì đó sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ phía người bệnh.

7. Không nên kích động tinh thần người bệnh vì người họ khó kiểm soát được hành vi của mình, thậm chí có thể xảy ra án mạng không đáng có.

Không tranh luận và kích động tinh thần của người mắc bệnh hoang tưởng

Chữa trị bệnh hoang tưởng càng sớm càng tốt

Bệnh hoang tưởng gây nên những khó khăn, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người bệnh và những người xung quanh. Tình trạng này sẽ ngày càng phát triển nặng hơn nếu không được phát hiện và điều trị bệnh hoang tưởng kịp thời.

Người mắc bệnh hoang tưởng là những người có nhận thức phi lý về sự vật, hiện tượng. Những sự vật, hiện tượng này không tồn tại trong thực tế khách quan, tuy nhiên họ không thể kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của mình. Người bệnh chỉ có thể thuyên giảm khi được điều trị có hiệu quả

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha