Bạn cần làm gì nếu nghi ngờ bản thân đã mắc bệnh hoang tưởng

Hoang tưởng là những ý tưởng, phán đoán sai lầm, không phù hợp thực tế khách quan. Người mắc bệnh hoang tưởng có những tính cách điển hình rất dễ nhận ra, vậy bạn cần làm gì nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh hoang tưởng.

Ngày đăng: 02-11-2017

1,935 lượt xem

3 tính cách đặc trưng của người mắc bệnh hoang tưởng

- Đa nghi: Luôn luôn ngờ vực, lo ngại quá thái việc bị người khác tấn công. Vì thế, họ luôn giữ một khoảng cách đối với người đang nói chuyện với mình. Đôi khi khoảng cách đó được biểu hiện bằng sự khiêm tốn thái quá, hoặc bằng sự hung hăng.

- Tính cứng nhắc: độc đoán, không có khả năng tự đánh giá bản thân, không cởi mở tiếp nhận quan điểm của người khác, lúc nào cũng cho rằng mình là người đúng.

- Phát triển cái tôi quá mức: Người bệnh thường đa nghi, kiêu ngạo chuyên quyền, không có tính khoan dung, luôn coi thường người khác, coi mình là trung tâm.

Khác với bệnh nhân mắc chứng tâm thần, người mắc bệnh hoang tưởng vẫn kiểm soát được một phần tư duy của mình. Bệnh hoang tưởng thường kéo dài và làm biến đổi sâu sắc nhân cách của bệnh nhân, ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động tâm thần khác.

Người mắc bệnh hoang tưởng có những tính cách rất đặc trưng

Những việc bạn cần làm nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh hoang tưởng

Một số biện pháp tâm lý giúp bạn đối mặt được với bệnh hoang tưởng một cách hiệu quả như:

Ghi nhật ký

Điều này sẽ giúp bạn xác định tác nhân kích thích khơi lên chứng hoang tưởng ở bạn. Ví dụ:

- Bạn hoang tưởng khi ở bên những người nào? Tại sao bạn cho rằng những người đó khiến bạn hoang tưởng hơn bình thường?

- Bạn cảm thấy hoang tưởng nhất khi đang ở đâu? Điều gì ở nơi đó khiến bạn cảm thấy hoang tưởng?

- Bạn trải qua cảm giác hoang tưởng trong tình huống nào?

Giảm bớt tiếp xúc với các tác nhân kích thích

Khi đã xác định được những tình huống và con người có vẻ như góp phần tạo ra chứng hoang tưởng của mình, bạn có thể lập kế hoạch bớt tiếp xúc với những tác nhân đó.

Mặc dù có thể không tránh được một số người, nơi chốn và tình huống, chẳng hạn như nơi làm việc hoặc trường học, nhưng việc nhận thức được những tác nhân gợi nên chứng hoang tưởng có thể giúp bạn hạn chế tiếp xúc với các sự việc và nhân vật mà bạn có thể tránh được.

Bạn cần tránh các tác nhân gây kích thích chứng hoang tưởng phát triển

Học cách chất vấn lối suy nghĩ hoang tưởng của bạn

Trong trường hợp không thể tránh tác nhân kích thích nào đó, việc học cách chất vấn những suy nghĩ hoang tưởng có thể giúp bạn giảm nhẹ hoặc loại bỏ cách mà bạn cảm nhận về những con người và tình huống.

Lần sau, khi thấy mình đang có ý nghĩ hoang tưởng về một con người, nơi chốn hoặc tình huống, bạn nên tự đặt cho bản thân và suy nghĩ cách để đối phó với ý nghĩ đó theo cách tích cực.

Đánh lạc hướng bản thân để rời khỏi những suy nghĩ hoang tưởng

Nếu không thể xua đi ý nghĩ hoang tưởng bằng cách kiểm tra nội dung của nó, bạn hãy thử tự đánh lạc hướng mình bằng cách như gặp gỡ bạn bè, xem phim, đi dạo, bằng mọi cách đưa tâm trí ra khỏi những suy nghĩ hoang tưởng để bạn khỏi đắm mình trong đó.

Cân nhắc xem bạn có cần sự giúp đỡ chuyên môn không

Bạn có thể tự kiểm soát chứng hoang tưởng nhẹ, nhưng có lẽ bạn cần sự trợ giúp chuyên môn nếu chứng hoang tưởng của bạn ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng. Như vây, nếu bạn cảm thấy bản thân hoặc người thân có các dấu hiệu điển hình của bệnh hoang tưởng thì nên đi khám để nhận được sự tư vấn chính xác từ các chuyên gia và có biện pháp điều trị thích hợp.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha