Bí ẩn về chứng rối loạn tâm thần chia sẻ

Rối loạn tâm thần chia sẻ hoặc cả hai cùng điên, gọi tắt SP là chứng tâm thần hiếm gặp, từng được y văn thế giới đề cập, song những bí ẩn về căn bệnh này đến nay y học hiện đại vẫn chưa hiểu hết.

Ngày đăng: 11-05-2018

1,487 lượt xem

Nguồn gốc của chứng rối loạn tâm thần chia sẻ

Thuật ngữ Folie A Deux có nguồn gốc từ tiếng Pháp, thuật ngữ chính xác nhất để gọi tên căn bệnh này. Nó đề cập tới hai hoặc nhiều người có cùng chứng rối loạn ảo tưởng. Người bị bệnh thường có mối liên quan tới tổ tiên hoặc hôn nhân.

Đôi khi, họ chỉ sống với nhau cũng có thể lây bệnh hoặc vô hại bởi ảo tưởng chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ nhưng đa phần là phạm tội, làm tổn thương hoặc thậm chí giết người.

Đơn giản, bất cứ điều gì họ làm đều liên quan đến hiện tượng tâm lý lạ lùng, lặp đi lặp lại khác với phần lớn những người bình thường và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người.

Rối loạn tâm thần chia sẻ vẫn đang là một bí ẩn với giới khoa học

SP là một hội chứng tâm thần, trong đó các triệu chứng của một niềm tin ảo tưởng và ảo giác được truyền từ người này sang người kia nên mới có tên Cả hai cùng điên hoặc Điên có đôi.

Người thứ nhất, (nguyên phát) là người trực tiếp trải qua những rối loạn về sức khỏe tâm thần. Và người còn lại (thứ phát) là người bị rối loạn tâm thần chia sẻ. Người sau thường bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng tâm thần của người thứ nhất, và thể hiện những triệu chứng này khi ho đang giữ mối liên lạc với người bệnh.

Cho đến nay chưa ai biết nguyên nhân cụ thể gây ra SP và cũng rất khó để chẩn đoán, do vậy việc chữa trị vẫn chưa có phác đồ tiêu chuẩn. Cần phải xác định chính xác người bệnh nguyên phát, sau đó mới xem xét đến người bệnh thứ hai và cân nhắc đến các vấn đề thần kinh khác.

Một khi đã xác định được bệnh, cần tách riêng từng người để điều trị, nhằm ngăn chặn triệu chứng. Điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ rất đa dạng như sử dụng thuốc chống loạn thần, thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm, áp dụng liệu pháp cá nhân, liệu pháp gia đình...

Và cũng như những căn bệnh khác, nếu không được điều trị SP sẽ dẫn đến mạn tính, và có thể xảy ra ra những trường hợp ảnh hưởng đến tính mạng của những người xung quanh.

Rối loạn tâm thần chia sẻ khiến người bệnh dễ có hành vi nguy hiểm

Những ca bệnh rối loạn tâm thần chia sẻ được phát hiện

Vào năm 1924, nước Mỹ bàng hoàng khi nghe tin Nathan Leopold và Richard Loeb, hai chàng trai thông minh nhưng mắc bệnh đã giết hại một bé trai một cách man rợ vì chứng rối loạn tâm thần chia sẻ.

Nathan Leopold, Jr (1904 - 1971) và Richard Loeb (1905 - 1936) là những thanh niên cực kỳ thông minh. Leopold có chỉ số IQ cao hơn của Einstein, khi mới được 4 tháng tuổi đã có  IQ 210, nói thuần thục hàng chục ngoại ngữ.

Còn Loeb lại là sinh viên trẻ tuổi nhất khoa sử Đại học Michigan và dự định sẽ học luật tại ĐH Chicago. Vụ án xảy ra tháng 5/1924, do mắc bệnh rối loạn tâm thần chia sẻ nên cả hai quyết định tìm bất kỳ một đứa trẻ nào để mang đi xử.

Cả hai đã vô tình bắt gặp bé Bobby Franks, 14 tuổi, đang đứng gần cổng trường nên quyết định bắt cậu bé này làm vật tế thần bằng cách dụ dỗ vào xe ô tô, sau đó đánh đập dã man bằng dùi đục, cởi hết quần áo của nạn nhân, đổ axít lên mặt và bộ phận sinh dục của cậu để không còn nhận dạng được trước khi ném nạn nhân xuống rãnh nước rồi lái xe ra về. Vụ án được dư luận Mỹ gọi bằng cái tên “tội ác hoàn hảo” những năm đầu thế kỷ trước.

Chúng không hề biết và không tư thù với nạn nhân mà chỉ để thỏa mãn sự mong muốn của bản thân. Điều đặc biệt hơn, cả hai đều rất thông minh, có học và hiểu luật. Phần còn lại đó là do ảo giác, do bệnh tật sai khiến. Căn bệnh SP đã biến chung thành những kẻ quái dị, không còn có cảm xúc của con người.

Như vậy, việc phát hiện và điều trị sớm những người có biểu hiện rối loạn tâm thần chia sẻ là điều hết sức cần thiết.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha