Giải đáp thắc mắc của nhiều người về bệnh tâm thần

Bệnh tâm thần thực ra rất thường gặp, ai cũng có nguy cơ có thể mắc bệnh này. Bệnh tâm thần có thể điều trị được. Nhưng vấn đề là điều trị tích cực, toàn diện và kiên trì mới có hy vọng khỏi bệnh.

Ngày đăng: 16-08-2020

727 lượt xem

Tổng quan về bệnh tâm thần

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tâm thần có thể khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng rối loạn, hoàn cảnh và các yếu tố khác. Bệnh thường có biểu hiện đa dạng, nhưng nhìn chung là người bệnh không bình thường về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. 

Nguyên nhân gây rối loạn tâm thần

- Đặc điểm di truyền: Bệnh tâm thần là phổ biến hơn ở những người có người thân cũng bị bệnh tâm thần. Một số gen có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tâm thần, và tình trạng cuộc sống của bạn có thể kích thích nó.

- Tiếp xúc với môi trường trước khi sinh: Tiếp xúc với các yếu tố gây stress môi trường, tình trạng viêm, độc tố, rượu hoặc ma túy trong khi bào thai đôi khi có thể liên quan đến bệnh tâm thần.

- Người bệnh bị tác động mạnh bởi một số yếu tố gây tổn thương tinh thần dẫn đến các biểu hiện rối loạn tâm thần.

Phòng bệnh tâm thần như thế nào?

- Dự phòng độ I: là không để xuất hiện các rối loạn tâm thần (hiện nay y học chưa làm được)
- Dự phòng độ II: là phát hiện sớm, can thiệp sớm, điều trị sớm ngăn chặn tác hại của bệnh
- Dự phòng độ III: là phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho người bệnh tâm thần để họ có thể lao động có ích cho bản thân, gia đình, xã hội và hoà nhập cộng đồng ở một mức độ nhất định (có sự phối hợp của thầy thuốc, gia đình và xã hội)

Bệnh tâm thần khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay

Phương pháp cân bằng tâm lý ở bệnh nhân bị rối loạn tâm thần

1. Lắng nghe các lời khuyên từ bác sĩ và chia sẻ những điều bạn quan tâm về bệnh tâm thần

Bạn có quyền lựa chọn việc có điều trị bệnh tâm thần hay không, nhưng hãy nhớ rằng các bác sĩ đang cố gắng giúp bạn trở nên tốt hơn, ngay cả khi đưa ra quyết định kế hoạch điều trị của bạn.

Bác sĩ chuyên khoa tâm thần có thể khuyên bạn dùng thuốc để điều trị các triệu chứng rối loạn tâm thần, khuyến khích bạn tập luyện thể dục, ăn uống khoa học hơn. Nếu bạn có thắc mắc hoặc lo lắng về tác dụng phụ của thuốc, hãy mạnh dạn trao đổi với bác sĩ

2. Hãy nhớ rằng bạn không phải người thừa và không cô đơn

Việc chẩn đoán mắc bệnh tâm thần có thể khiến cho bạn và gia đình cảm thấy như người bệnh là người thừa, vô dụng nhất trên thế giới. Họ phải chịu đựng sự kỳ thị với rối loạn tâm thần từ những người xung quanh. 

Rất nhiều người không muốn nói về bệnh tâm thần của mình vì những lí do trên. Tuy nhiên, hãy nhớ người bệnh tâm thần vẫn có quyền sống một cuộc sống trọn vẹn như những người khác nhờ sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, hỗ trợ của xã hội.

3. Nhận thức sớm về rối loạn tâm thần để có biện pháp điều trị hiệu quả

Rất nhiều người mắc các rối loạn tâm thần nhưng chủ quan không phát hiện sớm hoặc chẩn đoán nhầm, điều trị muộn khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn. Điển hình nhất là tình trạng stress gây ra các rối loạn tâm thần ngày càng gia tăng.

Theo các chuyên gia, stress là sức ép căng thẳng trong cuộc sống, công việc, học tập, thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình, xã hội…, sự thiệt hại về kinh tế hoặc mất người thân. 

Can thiệp về tâm lý cần cho tất cả các loại bệnh, và đặc biệt cần thiết trong chữa bệnh tâm thần. Những bệnh tâm thần do căn nguyên tâm lý thì nhất định phải dùng liệu pháp tâm lý mới có kết quả tốt được. Tại các bệnh viện tâm thần, các phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý rất được coi trọng. 

Liệu pháp tâm lý rất quan trọng đối với bệnh nhân tâm thần

Sống chung với người mắc bệnh tâm thần liệu có khó khăn?

Đa số chúng ta đều mang tâm lý sợ hãi, xa lánh nếu một người bị tâm thần, tuy nhiên, nếu biết cách thì người bệnh hoàn toàn có được một cuộc sống thoải mái.

Bệnh nhân tâm thần nên ở bên cạnh người có thể hiểu những gì họ đang trải qua, giúp họ không bị căng thẳng vì phải giải thích căn bệnh của mình với một người không quen thuộc. Tránh những người thiếu nhạy cảm với những điều khiến bệnh nhân căng thẳng.

Bệnh tâm thần phân liệt có thể khiến bạn cảm thấy cô đơn, do đó bạn có thể đẩy lùi cảm giác này khi tâm sự với một người bạn thân về những điều mà bạn đang trải qua. Việc chia sẻ những trải nghiệm và cảm xúc của bạn có thể rất có hiệu quả trong việc chữa bệnh và giải tỏa áp lực.

Sống với bệnh tâm thần phân liệt không hẳn là thảm họa như nhiều người lầm tưởng. Mặc dù đây là một chứng bệnh gây khó khăn cho người bệnh và cả gia đình, nhưng bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn, miễn là bạn chấp nhận điều đang xảy ra và sẵn sàng tuân thủ phác đồ điều trị.

Làm thế nào để một người tâm thần có được cuộc sống bình thường

Với những người mắc bệnh tâm thần phân liệt, sống một cuộc sống bình thường và hạnh phúc quả là không dễ dàng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không thể.

Nên bắt đầu điều trị bệnh tâm thần ngay từ sớm

Cho dù được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt, bạn cũng đừng tuyệt vọng. Thay vì thế, bạn hãy khai thác sức mạnh bên trong mình và đối mặt với hoàn cảnh phía trước. Ở đây còn có các thông tin giá trị hướng dẫn làm sao để sống cùng với người mắc bệnh tâm thần.

Bạn đừng nấn ná trong việc chữa trị bệnh tâm thần, nếu chưa được chẩn đoán chính thức, bạn hãy đến chuyên gia y tế càng sớm càng tốt để được điều trị ngay khi nhận ra các triệu chứng.

Việc điều trị sẽ là một phần thiết yếu trong cuộc sống của bạn, và việc lập ra kế hoạch điều trị sẽ giúp bạn biến việc điều trị thành một phần trong các hoạt động thường ngày của mình. Nhớ rằng mỗi người là một trường hợp khác nhau. Không phải mọi loại thuốc và cách trị liệu đều có tác dụng cho tất cả mọi người, do đó bạn cần tiếp tục tìm cách điều trị có tác dụng nhất đối với bạn.

Nên để người bệnh tâm thần lao động – tái thích ứng xã hội

Lao động là việc làm rất hữu ích dành cho bệnh nhân tâm thần

Lao động ở đây nhằm mục đích điều trị người bệnh, có tác dụng khôi phục các hoạt động tâm thần của người bệnh. Người bệnh tâm thần nếu không được hướng dẫn lao động, dễ đi vào thế giới tự kỷ và mau chóng đi đến trạng thái tâm thần sa sút.

Liệu pháp lao động là hình thức cơ bản nhất để người bệnh tái thích ứng xã hội. Chỉ có lao động có tổ chức thì người bệnh mới gắn bó với tập thể, với xã hội.

Vì sao lao động lại đóng góp vào việc chữa bệnh tâm thần? Lao động huy động mọi khả năng hoạt động tâm thần của người bệnh, làm cho người bệnh tập trung chú ý và tăng cường ý chí, phát huy sáng kiến làm cho sản phẩm ngày một tốt hơn. Lao động làm cho người bệnh quên hết những cảm giác khó chịu do ảo giác và hoang tưởng gây ra, làm cho người bệnh bớt lo lắng về bệnh tật, làm mất đi những ý nghĩ đen tối, tiêu cực dễ xảy ra khi người bệnh ngồi không một mình. Lao động còn làm cho người bệnh vui vẻ phấn chấn hơn vì họ cảm thấy có ích cho xã hội…

Vì sao thuốc tây y điều trị tâm thần thường gây ra nhiều tác dụng phụ?

Việc điều trị bệnh tâm thần hoang tưởng lâu dài bằng thuốc tây y thường gây ra nhiều tác dụng phụ rất dễ nhận thấy ở người bệnh. Hơn nữa, người bệnh phải dùng thuốc gần như suốt đời để ức chế cơn tâm thần tái phát. Những tác dụng phụ thường gặp nhất do thuốc tây y chữa tâm thần:

Buồn nôn

Ðây là tác dụng phụ thường thấy nhất của một số thuốc điều trị bệnh tâm thần và cũng là lý do khiến bệnh nhân ngưng thuốc. Ngay tuần lễ đầu sau khi uống thuốc là buồn nôn đã xảy ra. Ðể tránh buồn nôn, nên uống thuốc khi no bụng, uống nhiều nước, dùng thêm thuốc chống chất chua bao tử.

Rối loạn tình dục

Rối loạn tình dục có thể là giảm ước tình (libido), loạn cương dương, chậm xuất tinh, giảm khoái cảm (orgasm) và có thể kéo dài trong suốt thời gian dùng thuốc. Nhóm SSRI (Prozac, Paxil) thường gây ra rối loạn này nhiều hơn, đặc biệt là bệnh nhân cảm thấy chậm hoặc không có khoái cảm.

Nhóm thuốc 3 vòng lại hay gây ra rối loạn cương dương. Ðể tránh tác dụng ngoại ý này, nên nói với bác sĩ đổi thuốc; uống loại chỉ cần một viên mỗi ngày và lập kế hoạch giao hợp trước giờ uống thuốc; xin bác sĩ cho thuốc chữa rối loạn tình dục. Ðôi khi có thể xin ngưng thuốc một vài ngày trong tuần.

Khích động, bồn chồn, lo lắng, mệt mỏi

Dưới tác dụng của thuốc, bệnh nhân cảm thấy như có nhiều sinh lực, tinh thần quá kích động, đứng ngồi không yên. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh nhân sẽ luôn luôn căng thẳng, mệt mỏi. Ðể giảm khó khăn này, có thể xin bác sĩ cho thuốc an thần một thời gian ngắn và tập thiền định, thư giãn tâm hồn.

Khô miệng

Thuốc CTC thường hay gây khô miệng, giảm nước miếng. Có thể giảm thiểu khó khăn này bằng cách nhấm nháp một chút nước, ngậm viên đá cục, kẹo cao su không đường hoặc mua nước miếng thay thế tại tiệm thuốc tây.

Cách điều trị bệnh tâm thần dưới góc nhìn theo Đông y

Đông y đã có kinh nghiệm hàng ngàn năm điều trị bệnh tâm thần

Trong Đông y không có tên bệnh tâm thần, nhưng theo triệu chứng lâm sàng thì bệnh này thuộc phạm vi chứng điên cuồng. Nó phát sinh do sự mất cân bằng âm dương và rối loạn chức năng tạng phủ. Đông y phân thành các thể bệnh cụ thể như sau:

Nguyên nhân gây tâm thần phân liệt theo Đông y

- Điên: do lo nghĩ quá độ, tân dịch ngưng trệ, đờm che lấp thanh khiếu gây ra.

- Cuồng: do khí uất hóa ra Hoả, kết hợp với đờm trọc, hỏa ở Can Đởm bốc lên, tâm thần bị quấy nhiễu gây ra bệnh.

- Yếu tố di truyền: con của người bố hoặc người mẹ bị bệnh tâm thần phân liệt có 10% nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt. Như vậy, nguy cơ mắc bệnh ở những người này cao gấp 10 lần tỉ lệ trong dân số nói chung.

- Yếu tố sinh hoá: người ta tin rằng có một số chất, đặc biệt là chất dẫn truyền thần kinh trung gian được gọi là Dopamin. Sự mất cân bằng hoá học có thể do ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố di truyền.

Các thể bệnh tâm thần theo Đông y

Chứng tâm thần phân liệt thể đàm thấp kết tụ: Biểu hiện chủ yếu là tư duy phân tán, tình cảm lạnh nhạt, hành vi chậm chạp, thích cô độc, có ảo giác, vùng thượng vị đầy tức, miệng nhớt dính, rêu lưỡi dày.

Chứng tâm thần phân liệt thể đàm hỏa nhiễu thần minh: Triệu chứng chủ yếu là bứt rứt không yên, hò hét lung tung, mắt tai đỏ, tinh thần kích động, ít ngủ hoặc thức trắng đêm, thích ăn đồ lạnh, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

Chứng tâm thần phân liệt thể khí trệ huyết ứ: Triệu chứng chủ yếu là bứt rứt không yên, nói năng bậy bạ, hành vi vô ý thức, ảo giác nghe nhìn, sắc mặt tối sạm, nữ giới mất kinh hoặc kinh có huyết cục, chất lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết.

Chứng tâm thần phân liệt thể âm hư hỏa vượng: Triệu chứng chủ yếu là hưng phấn, hiếu động, nghe nhìn có ảo giác, hát ca cười nói huyên thuyên, đánh người, phá của, ăn nhiều, dục tính mạnh, người gầy, miệng khô khát, lưỡi đỏ ít rêu.

Chứng tâm thần phân liệt thể dương hư: Bệnh nhân sợ lạnh, chân tay lạnh co ro, nói ít, người yếu mệt, da mặt sạm, không buồn ăn uống, chất lưỡi bệu nhạt, rêu lưỡi trắng.

Phương pháp phòng ngừa chứng tâm thần

1. Tự học cách điều chỉnh và giảm bớt gánh nặng và căng thẳng gây ra do áp lực công việc và học tập. Tự học cách sắp xếp công việc một cách hợp lý, kết hợp công việc và nghỉ ngơi, tránh gây căng thẳng áp lực mệt mỏi quá nhiều lên não, từ đó mới có thể tăng hiệu quả công việc và ngăn ngừa bệnh tâm thần.

2. Học cách suy nghĩ tích cực và hình thành tư duy lạc quan vui vẻ. Mặc dù rất khó để thay đổi khi quan niệm cố hữu đã hình thành, tuy nhiên nếu kiên trì và có niềm tin vào cuộc sống, duy trì một thái độ tích cực và lạc quan sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

3. Nên học cách cảm thông chia sẻ lẫn nhau, đây là một trong phương pháp ngăn chặn căng thẳng giữa các cá nhân một cách hiệu quả. Cần đặc biệt lưu ý khi xử lý những mối quan hệ trong gia đình, với đồng nghiệp và hàng xóm.

4. Học cách làm việc theo khả năng của mình, tránh làm những việc quá sức ảnh hưởng tới thể chất và não bộ. Không nên quá cố chấp, bảo thủ về ý kiến của bản thân để ngăn ngừa bệnh tâm thần.

Với nhiều năm kế thừa và nghiên cứu theo phương pháp Đông y gia truyền Lương y Bùi Thị Hạnh đã điều chế ra phương thuốc đặc trị hữu hiệu căn bệnh tâm thần, hoang tưởng. Bệnh nhân uống thuốc từ 7 đến 10 ngày là chuyển bệnh từ từ một cách rõ rệt. Trả lại lại niềm vui, cuộc sống và con người thật của bệnh nhân.

Bệnh tâm thần, hoang tưởng hoàn toàn chữa khỏi vĩnh viễn bằng phương pháp Đông y đặc trị. Gia đình tôi đã mất nhiều năm nghiên cứu thành công phương pháp đặc trị hữu hiệu căn bệnh này.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha