Làm gì khi người thân bị rối loạn tâm thần?

Trên thế giới, ước tính cứ 4 người thì có 1 người mắc phải bệnh tâm thần vào một thời điểm nào đó trong đời. Bạn có thể làm gì nếu có người thân bị bệnh này?

Ngày đăng: 20-06-2018

1,447 lượt xem

Nhận ra các triệu chứng

Bệnh rối loạn tâm thần đôi khi không phát hiện được ngay. Bạn bè và người thân có thể lầm tưởng những triệu chứng của người bệnh là do sự thay đổi nội tiết tố, cơ thể đau ốm, sự khiếm khuyết trong nhân cách hoặc do những hoàn cảnh khó khăn nào đó.

Tuy nhiên, những thay đổi lớn trong thói quen ăn, ngủ hay cách cư xử có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Bác sĩ chuyên khoa có thể cho biết cách điều trị hữu hiệu và giúp người thân của bạn có đời sống dễ chịu hơn.

Cần sớm nhận ra các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt

Tìm hiểu về bệnh

Những người bị rối loạn tâm thần thường không có khả năng tự tìm hiểu về bệnh trạng của họ. Vì vậy, thu thập những thông tin cập nhật và đáng tin cậy về căn bệnh sẽ giúp bạn hiểu những gì người thân đang phải trải qua, đồng thời giải thích với người khác cách dễ dàng và chính xác hơn.

Tìm cách điều trị

 Mặc dù một số rối loạn tâm thần thường kéo dài nhưng với phương pháp điều trị thích hợp, nhiều người bệnh có thể sống ổn định và có ích. Đáng tiếc là nhiều người phải chịu đựng bệnh hết năm này qua năm khác mà không đi khám bệnh.

Bệnh tâm thần cần được điều trị bởi những người có kiến thức chuyên môn. Tìm được thuốc đúng và cho người bệnh uống đều đặn sẽ có tác dụng kiềm chế cảm xúc, làm dịu lo lắng và điều chỉnh lối suy nghĩ lệch lạc của người bệnh.

Bệnh nhân cần được tư vấn điều trị tâm thần kịp thời

Khuyến khích người bệnh tìm sự giúp đỡ

Những người bị rối loạn tâm thần có thể không ý thức rằng họ cần được giúp đỡ. Bạn có thể giới thiệu họ đến gặp một bác sĩ, đọc một số tài liệu hữu ích, hoặc nói chuyện với một người đã từng mắc cùng chứng bệnh nhưng đã điều trị được. Có thể họ sẽ không chấp nhận lời khuyên của bạn, nhưng nếu họ có nguy cơ làm hại bản thân hoặc người khác thì bằng mọi cách bạn phải hành động.

Luôn gần gũi 

Việc trò chuyện rất cần thiết dù đôi khi người bệnh hiểu lầm ý bạn. Họ có thể có những phản ứng bất ngờ và những cảm xúc không hợp hoàn cảnh. Tuy nhiên, chỉ trích sẽ khiến người bệnh đã chán nản, còn cảm thấy có lỗi.

Khi việc nói chuyện không có tác dụng, hãy im lặng ngồi nghe. Ghi nhận cảm xúc và suy nghĩ của họ, đừng phê phán. Cố gắng giữ bình tĩnh, bạn chỉ cần luôn bày tỏ sự quan tâm là đã có lợi cho bạn và người bệnh.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha