Làm sao giữ an toàn cho bản thân khi ở gần người tâm thần

Trên thực tế, người có bất thường về thần kinh từ nhẹ đến nặng trong cộng đồng rất nhiều, vậy phải làm sao để giữ an toàn cho bản thân khi ở gần mình, hàng xóm, đồng nghiệp có người bị bệnh tâm thần?

Ngày đăng: 19-06-2018

1,412 lượt xem

1. Quan sát để phát hiện sớm

Bệnh tâm thần không giống như những bệnh thông thường vì nó không bộc lộ ra ngoài, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường nhưng dễ có những hành động không lường trước được.

Có những dấu hiệu để phát hiện bệnh sớm như mất ngủ, khó ngủ liên tục 3-4 ngày, có những hành động đi ngược lại số đông như thu mình lại, cô độc, nói vớ vẩn, gặp cái gì đó thì hét lên, bỏ đi lang thang…người nhà cần nhận ra để đưa đi khám ngay. Tuyệt đối không vì chủ quan, e ngại mà giấu giếm, không đưa người thân đi chữa trị.

2. Ghi nhớ giờ uống thuốc cho người bệnh

Người bệnh tâm thần rất khó khăn trong việc chủ động uống thuốc, do đó, người nhà phải theo dõi liên tục để đảm bảo bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đủ liều, nhờ cậy bác sĩ nhắc nhở thường xuyên (thường bệnh nhân rất nghe lời bác sĩ). Nếu thấy có biểu hiện bất thường phải đưa người bệnh đi khám ngay để điều chỉnh thuốc.

3. Tuyệt đối không chọc ghẹo người mắc bệnh tâm thần

Những hành vi tuyệt đối không được làm với người bệnh tâm thần là chọc ghẹo, ném đá, kích động. “Một lưu ý quan trọng là cần đối xử với người bệnh như người bình thường, không tranh luận tận cùng vấn đề với họ. Tuyệt đối không được xúc phạm kiểu “mày tâm thần thì biết cái gì”, điều này khiến họ rất dễ nổi xung thiên.

Chúng ta không nên kì thị người mắc bệnh tâm thần

Người bệnh rất nhạy cảm và dễ tự ái hơn người bình thường nên đừng xa lánh, khinh khi họ khiến họ găm hận trong lòng. Từng có trường hợp người anh đi làm về mệt, nghe em bị bệnh nói nhiều đã la mắng. Người em tự ái, nghĩ mình là thứ bỏ đi, mỗi ngày tích tụ một ít đến một ngày đỉnh điểm, bệnh nhân cầm dao đâm anh mình”.

4. Cách ly nguồn nguy hiểm

Phải chú ý cất kỹ những đồ gây sát thương như dao, kéo, gậy... Tránh để người bệnh ở một mình với trẻ em. Nên tìm công việc nhẹ nhàng, phù hợp, không theo dây chuyền mà độc lập, có lương cho họ như làm hàng gia công, trồng cây… để người bệnh cảm thấy mình là người có ích. Tránh để người bệnh thức khuya, cần có chế độ dinh dưỡng ít mỡ, dễ tiêu, tạo không gian yên tĩnh cho người bệnh.

5. Khi bệnh nhân lên cơn

Phải theo dõi, nhờ sự hỗ trợ của công an, tổ dân phố, phối hợp đưa đi bệnh viện chứ không tự tiện nhốt, khống chế người bệnh. Nên để người bệnh tiếp xúc với người mà họ tin tưởng để nghe lời khuyên nhủ.

Khi người bệnh lên cơn cần có sự hỗ trợ của lực lượng chức năng

Người tâm thần tự “bơi” thì rất nguy hiểm

Một dạng bệnh tâm thần nguy hiểm và phổ biến là tâm thần phân liệt. Người bệnh sẽ có những trạng thái sau: Một là hoang tưởng, luôn nghĩ rằng mình đang bị đầu độc, ám hại, theo dõi. Khi nghĩ có ai đó định hại mình, họ sẽ tìm cách hại người đó trước... Hai là bị ảo giác, trong đầu luôn có ai đó nói “mày phải giết thằng kia đi” và họ hành động.

Bệnh nhân nếu được uống thuốc đều đặn sẽ sinh hoạt bình thường, những trường hợp đau lòng xảy ra là do gia đình không theo dõi điều trị, để bệnh nhân tự “bơi”, như vậy rất nguy hiểm.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha