Mách nhỏ bạn biết cách phân biệt giữa hoang tưởng và lo âu

Nhiều người thường có suy nghĩ, lo âu quá thái, tuy nhiên đây chưa hẳn là bệnh hoang tưởng mặc dù hai chứng bệnh này có một số điểm tương đồng. Vậy đâu là cách để nhận diện người mắc chứng hoang tưởng và người hay lo âu.

Ngày đăng: 28-06-2017

2,203 lượt xem

Sự khác nhau giữa lo âu và hoang tưởng

Về chứng lo âu: Rối loạn lo âu là dạng rối loạn tâm thần phổ biến nhất, thường gặp hơn nhiều so với chứng hoang tưởng. Độ tuổi trung bình khởi phát chứng rối loạn lo âu là 31, tuy bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào. Các triệu chứng của bệnh lo âu thường bao gồm thiếu khả năng thư giãn, dễ giật mình và khó tập trung trong số rất nhiều triệu chứng thực thể khác.

Lo âu là bệnh lý thường gặp hơn chứng hoang tưởng

Về chứng hoang tưởng: Khoảng một phần ba dân số đều có những suy nghĩ hoang tưởng ở một thời điểm nào đó. Phần đông chúng ta đều có những cảm giác yếu đuối và những ý nghĩ ngờ vực. Nhưng nếu bạn nảy ra ý nghĩ lo sợ ở mức độ nhẹ, mức trung bình, thì có thể là rối loạn lo âu. Đến mức nghiêm trọng đó là một dấu hiệu bạn có thể mắc chứng hoang tưởng.

Do đó, bạn nên quan sát các suy nghĩ như vậy tác động lên cuộc sống của bạn ra sao. Bạn có thể có ý nghĩ hoang tưởng bất chợt, nhưng nếu cuộc sống của bạn không bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì bạn không cần thiết phải điều trị bệnh lý về tâm thần kinh.

Cần phải xác định rõ bệnh nhân bị hoang tưởng hay lo âu để điều trị chính xác

Đôi khi bạn tự cho mình có những suy nghĩ bị cho là hoang tưởng khi bạn nghi ngờ điều gì đó, nhưng việc nghi ngờ không phải lúc nào cũng là xấu. Đôi khi, các trải nghiệm trong cuộc sống đã khiến bạn nhìn một cách cư xử nào đó là sự nghi ngờ. Tâm lý nghi ngờ, chẳng hạn như nghĩ rằng ai đó có thể làm hại bạn, không nhất thiết là bị hoang tưởng.

Cần phải xác định đúng chứng bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời

Ví dụ, bạn nghi ngờ một người có lòng tốt đến mức khó tin thì có thể do bạn khó đặt lòng tin của mình vào người khác. Tuy nhiên, khi bạn nghi ngờ người đó là sát thủ, điệp viên có lẽ bạn đã mắc chứng hoang tưởng. Mặc dù nên xem xét kỹ, nhưng bạn không nhất thiết phải ngay lập tức nghi ngờ các phản ứng của mình.

Bạn có thể có những phản ứng tức thì như sợ hãi hoặc lo âu. Hãy bình tĩnh lại và cố gắng xác định xem những phản ứng đó bắt nguồn từ đâu. Liệu bạn có cơ sở nào, chẳng hạn như một trải nghiệm trong quá khứ, có thể khơi dậy những phản ứng đó hay không?

Nếu có thể, bạn nên nhớ lại điều gì đã ám ảnh bạn trong quá khứ, tình huống đó là gì, bạn cảm thấy thế nào về nó, những cảm giác đó mạnh đến mức nào, bạn tin vào điều gì ở tình huống đó, hay thật sự là bản thân bạn đang hoang tưởng về một sự việc không có thật.

Như vậy, việc xác định đúng người bệnh đang gặp vấn đề gì về tâm thần kinh sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha