Muốn nói chuyện với người mắc bệnh hoang tưởng bạn cần làm gì?

Ai cũng có sự sợ hãi và xa lánh với người có vấn đề về tâm thần, trong đó có người bệnh hoang tưởng. Vậy để tiếp xúc với họ dễ dàng chúng ta nên làm gì?

Ngày đăng: 22-12-2018

1,562 lượt xem

Cần phải hiểu hoang tưởng nghĩa là gì?

Hoang tưởng là một dạng của rối loạn tư duy, suy nghĩ. Đó là những suy nghĩ có 3 cái không:

- Không có cơ sở

- Không thực tế

- Không thể đã thông và giải thích được cho họ về những suy nghĩ sai lầm của bản thsaan.

Tính cách của người bị hoang tưởng

 - Đa nghi: luôn luôn ngờ vực, lo ngại quá đáng việc bị người khác tấn công. Vì thế, họ luôn giữ một khoảng cách đối với người đang nói chuyện với mình. Đôi khi khoảng cách đó được biểu hiện bằng sự khiêm tốn thái quá, hoặc bằng sự hung hăng.

 - Tính cứng nhắc: độc đoán, không có khả năng tự đánh giá bản thân, không cởi mở tiếp nhận quan điểm của người khác.

 - Phát triển cái tôi quá mứcngười bệnh thường đa nghi, kiêu ngạo chuyên quyền, không có tính khoan dung, luôn coi thường người khác, coi mình là trung tâm.

Để nói chuyện với bệnh nhân hoang tưởng thì bạn cần hiểu rõ về tính cách bệnh nhân

Để phát hiện hoang tưởng có thể dựa trên một số yếu tố sau:

- Thông qua nói chuyện với bệnh nhân: đây là cách phổ biến nhất. Qua nói chuyện chúng ta sẽ nhận ra các suy nghĩ không phù hợp của bệnh nhân.

- Thông qua hành vi của bệnh nhân: thông qua quan sát hành vi, chúng ta thấy được các hành vi khác thường so với trước. Đối với hoang tưởng bị hại, bệnh nhân có thái độ luôn kiểm tra, hạn chế việc ăn uống...

- Thông qua các bài viết, ghi nhận của bệnh nhân: qua các nhật ký hoặc các giấy tờ đồ án, dự án, chúng ta phát hiện các suy nghĩ hoang tưởng của bệnh nhân.

Cách tiếp xúc với bệnh nhân khi có hoang tưởng

- Không tranh cãi với bệnh nhân về nội dung hoang tưởng: Đặc biệt đối với bệnh nhân có hoang tưởng bị hại. Khi tranh cãi với bệnh nhân hoang tưởng, bệnh nhân sẽ có suy nghĩ là chúng ta không hiểu bệnh nhân nên bệnh nhân không muốn nói chuyên với chúng ta, đặc biệt có những bệnh nhân sẽ có suy nghĩ chúng ta đang bảo vệ người đang hại bệnh nhân.

- Không đồng tình với suy nghĩ của bệnh nhân.

- Đưa bệnh nhân về cuộc sống hiện tại: hướng bệnh nhân nói chuyện về các vấn đề đang xảy ra trước mắt bệnh nhân.

Bạn không nên tranh cãi với bệnh nhân mắc bệnh hoang tưởng

Cần làm gì để giúp đỡ người bệnh có triệu chứng hoang tưởng

- Theo dõi việc uống thuốc của bệnh nhân: đặc biệt bệnh nhân hoang tưởng bị hại việc uống thuốc rất khó khăn, cần động viên bệnh nhân uống thuốc đều đặn. Người nhà nên động viên bệnh nhân uống thuốc đều đặn. Phân tích cho bệnh nhân hiểu được cái lợi của uống thuốc và thông báo các tác dụng không mong muốn của thuốc để bệnh nhân hiểu.

- Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị: chóng mặt, co rút cơ, ngủ nhiều…nếu bệnh nhân có những dấu hiệu này cần thông báo với bác sỹ.

- Tạo điều kiện cho bệnh nhân có việc làm, các việc đơn giản, có điều kiện giao tiếp trong quá trình làm việc do các hoang tưởng thường nổi dậy nhiều khi bệnh nhân một mình không có sự giao tiếp.

Người nhà phải luôn có thái độ tôn trọng, giúp đỡ, không phân biệt đối xử đối với bệnh nhân, lắng nghe ý kiến, thực hiện các yêu cầu, nguyện vọng của họ trong điều kiện cho phép, khi từ chối, nên tìm mọi lời lẽ phù hợp để giải thích cho người bệnh hiểu.

Không tự ý cho người bệnh dùng thuốc và kịp thời báo cáo những biểu hiện bất thường cả về cơ thể và tâm sinh lý của bệnh nhân đến bác sĩ tư vấn nhằm can thiệp kịp thời tránh hậu quả không mong muốn.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha