Nguy hiểm là vậy nhưng bệnh hoang tưởng vẫn còn là ẩn số

Quá trình hình thành hoang tưởng rất phức tạp, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều giả thuyết và chưa có kết luận về một nguyên nhân cụ thể gây ra căn bệnh này.

Ngày đăng: 29-09-2018

1,279 lượt xem

Điều đặc biệt nguy hiểm là biểu hiện hoang tưởng thường tác động mạnh lên cảm xúc hành vi và nhân cách của bệnh nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho bản thân bệnh nhân như tự sát, tự hủy hoại thân thể và cho người xung quanh như kích động tấn công gây thương tích giết người, hủy hoại tài sản…

Những biểu hiện của hoang tưởng dạng nặng

Nghe thấy giọng nói trong đầu

Những giọng nói thì thầm những điều tiêu cực về thế giới bên ngoài hoặc về chính bản thân người bệnh. Khi nghe thấy chúng, bệnh nhân thường có xu hướng đáp lại và trò chuyện với “giọng nói”.

Trong một vài trường hợp, bệnh nhân tin rằng những tiếng nói này chính là “đấng tối cao” đang tìm đến họ và nếu người bệnh nghe được những chỉ thị, họ có thể hành động theo lệnh đã đưa ra.

Xuất hiện những cơn phẫn nộ không kiểm soát

Bệnh nhân bị hoang tưởng nặng thường rất dễ tức giận và luôn suy nghĩ rằng người khác đang tìm cách hãm hại họ, dẫn đến các cơn thịnh nộ. Bên cạnh đó, chịu đựng những rối loạn tâm thần này càng khiến người bệnh như muốn phát điên.Họ thường tỏ ra khó chịu hoặc phiền toái về các vấn đề nhỏ nhặt. Khi đó, họ chuyển sang trạng thái giận dữ rất nhanh.

Hình thành xu hướng bạo lực

Người mắc bệnh hoang tưởng nặng hường có xu hướng phát sinh những hành vi bạo lực. Qua phân tích của các nhà tâm thần học, hành vi bạo lực được xem như phản ứng tự vệ của người bệnh trước những yếu tố khiến họ tin rằng chúng đang hãm hại họ.

Thêm vào đó, một số hành động bạo lực bắt nguồn từ các “mệnh lệnh” của tiếng nói trong đầu người bệnh, họ thường trở nên hung hãn một cách đột ngột mà không cần bị khiêu khích.

Thường nghĩ về việc tự tử

Nhiều bệnh nhân bị hoang tưởng thường có ý định tự sát vì họ làm theo chỉ dẫn khi các giọng nói trong đầu yêu cầu họ phải chết. Những ý nghĩ tự sát cũng thường xuất hiện khi người bệnh ngừng sử dụng thuốc chống loạn thần.

Người mắc bệnh hoang tưởng nặng thường ý đến ý định tự tử

Nên làm gì để giúp đỡ một người bị bệnh hoang tưởng 

Nếu bạn có người thân có các biểu hiện hoang tưởng, hãy dành sự quan tâm đặc biệt đến họ, nên thảo luận cởi mở và trung thực để họ nhận ra sự khác lạ của bản thân nhằm phối hợp để khám, chữa bệnh kịp thời. 

Tuyệt đối không nên nhốt, xích, có thái độ miệt thị và cách ly họ ra khỏi cuộc sống bình thường. Trong trường hợp người đó có thể gây ra nguy hiểm cho chính mình hoặc cho người khác, thì nên có các biện pháp xử lý khẩn cấp, bảo đảm an toàn cho bệnh nhân cũng như người xung quanh.

Động viên tinh thần là điều quan trọng đối với người bệnh hoang tưởng

- Uống thuốc theo chỉ dẫn: Ngay cả khi bệnh nhân có biểu hiện tốt cũng không nên dừng thuốc vì như vậy các biểu hiện hoang tưởng rất dễ quay trở lại.

- Chú ý đến dấu hiệu cảnh báo: Gia đình nên báo ngay cho bác sĩ nếu bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn nhằm tìm ra biện pháp chữa trị hợp lý hơn. 

- Người bệnh hoang tưởng nên tránh các chất kích thích vì chúng có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh.

- Duy trì lối sống khoa học, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân. 

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha