Những điều không thể quên khi chăm sóc bệnh nhân hoang tưởng

Vì sao lại xuất hiện bệnh hoang tưởng và cách chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh hoang tưởng như thế nào cho đúng?

Ngày đăng: 25-08-2017

2,433 lượt xem

Lí giải khoa học về sự xuất hiện bệnh hoang tưởng

Quá trình hình thành biểu hiện hoang tưởng rất phức tạp, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều giả thuyết cho rằng đây là các quá trình rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh hóa học trung gian như dopamin, serotonin… diễn ra trong các vùng khác nhau của não như vùng trán, vùng thái dương… do những tác nhân rất phức tạp bên trong cơ thể (nội sinh) cũng như tác động từ bên ngoài (ngoại sinh như sử dụng ma túy…).

Điều đặc biệt nguy hiểm là biểu hiện hoang tưởng thường tác động mạnh lên cảm xúc hành vi và nhân cách của bệnh nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho bản thân bệnh nhân như tự sát, tự hủy hoại thân thể và cho người xung quanh như kích động tấn công gây thương tích giết người, hủy hoại tài sản…

Người mắc bệnh hoang tưởng thường dễ dẫn đến hành vi quá khích

Nên làm gì để giúp đỡ một người có biểu hiện hoang tưởng hoang tưởng

Nếu bạn có người thân có các biểu hiện hoang tưởng, hãy dành sự quan tâm đặc biệt đến họ, nên thảo luận cởi mở và trung thực để họ nhận ra sự khác lạ của bản thân nhằm phối hợp để khám, chữa bệnh kịp thời. 

Tuyệt đối không nên nhốt, xích, có thái độ miệt thị và cách ly họ ra khỏi cuộc sống bình thường. Trong trường hợp người đó có thể gây ra nguy hiểm cho chính mình hoặc cho người khác, thì nên có các biện pháp xử lý khẩn cấp, bảo đảm an toàn cho bệnh nhân cũng như người xung quanh.

Những điều không nên làm với người mắc bệnh hoang tưởng

Đối với người thân trong gia đình:

- Không nên có những động thái tiêu cực như xích, nhốt, cùm tay chân…Những biện pháp này chỉ giúp gia đình kiểm soát được một phần hành vi của người bệnh mà không được chữa trị tận gốc.

- Không nên giấu bệnh với những người xung quanh mà nên chia sẻ để nhận được sự cảm thông, giúp đỡ.

- Không nên miệt thị, coi thường người bệnh mà phải hết sức mềm mỏng, nhẹ nhàng, bình tĩnh, vỗ về họ. Bởi vì, người bị bệnh hoang tưởng không thể tiếp nhận các lời khuyên răn. Việc phản bác hay ép buộc họ sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ phía người bệnh.

- Không nên kích động tinh thần bệnh nhân vì người bệnh khó kiểm soát được hành vi của mình, dễ xảy ra án mạng đáng tiếc.

Tình yêu thương là điều quan trọng nhất trong việc chăm sóc bệnh nhân hoang tưởng

Đối với người xung quanh bệnh nhân:

- Tránh gán ghép những tên xấu cho người bệnh như: khùng, điên, tâm thần, té giếng, tửng... Hoặc chuyển tên xấu thành những tên có sự phân biệt đối giữa người bệnh và người không bị bệnh.

- Tránh nhại lại hoặc lặp lại những điểm khác biệt, hay những biểu hiện bệnh của người bị hoang tưởng như: lời nói, hành động,...

- Tránh phân chia nhóm đối với những người bị hoang tưởng và những người không bị hoang tưởng bằng những lưu ý khác biệt. Nghĩa là xếp những người bị bệnh chung vào một nhóm và có sự kỳ thị đối với nhóm đó.

- Tránh sự phân biệt, kỳ thị đối với người bị hoang tưởng bằng cách phân biệt đối xử, hạ thấp giá trị, hoặc từ chối hay loại khỏi nhóm người không bị hoang tưởng.

Để làm được những điều trên thì gia đình và mọi người xung quanh cần có kiến thức về căn bệnh này để có cái nhìn khách quan hơn. Việc chế giễu, kỳ thị, né tránh sẽ khiến người bệnh cho rằng bản thân không còn gì để mất. Bên cạnh đó, nên áp dụng các phương pháp chữa bệnh để điều trị dứt điểm bệnh hoang tưởng.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha