Vì sao không nên đối đầu với người bị rối loạn nhân cách ranh giới

Người bị rối loạn tâm thần dạng rối loạn nhân cách ranh giới thường bất ổn về mặt cảm xúc dẫn đến căng thẳng và một loạt vấn đề tâm lý khác.

Ngày đăng: 06-07-2019

1,153 lượt xem

Nguyên nhân nào gây ra chứng rối loạn nhân cách ranh giới

Nỗi sợ bị bỏ rơi chính là nguyên nhân đằng sau hành vi phức tạp của người bị rối loạn nhân cách ranh giới. Các hành vi này bao gồm từ loạt hành vi đeo bám, thao túng cho đến những cơn giận dữ toàn tập...

Người bị rối loạn nhân cách ranh giới gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của bản thân. Họ hay nhìn nhận người khác theo xu hướng cực đoan, ai tốt thì tốt hết mọi mặt và ngược lại.

Không nên đối đầu với người bị rối loạn nhân cách ranh giới

Sử dụng những từ ngữ cực kỳ tích cực khi mới gặp bạn

Dù là lần đầu gặp gỡ, họ cũng nhanh chóng kết thân với bạn bằng những lời lẽ ngọt ngào. Họ làm mọi cách để an tâm rằng bạn sẽ không bao giờ rời xa họ. 

Không nhất thiết ai nói ra những điều này đều mắc bệnh rối loạn nhân cách ranh giới, nhưng nếu họ bày tỏ nguyện vọng kết thân với bạn chỉ sau vài ngày gặp gỡ và lặp đi lặp lại điều tương tự với tần suất cao thì bạn nên thận trọng, đơn giản là họ có xu hướng lý tưởng hóa những người đối tốt với họ.

Sử dụng từ ngữ cực đoan nếu bạn làm trái ý người bệnh

Ngay sau khi đã thân với bạn hơn, người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới sẽ chuyển sang dùng những lời chỉ trích với thái độ cực kỳ gay gắt và giận dữ với bạn. Nguyên nhân xuất phát từ những điều nhỏ nhặt, thậm chí không có thực.

Ví dụ, khi bạn tỏ ra thân thiện với một ai khác, họ sẽ nổi giận đùng đùng, trách móc bạn đối xử tệ với họ, hành xử vô tâm, rằng bạn là người tồi tệ, là kẻ phản bội… 

Bệnh nhân bị rối loạn nhân cách ranh giới thường có những suy nghĩ rất tiêu cực

Thái độ cực kỳ tích cực trở lại ở người bệnh

Người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới có biên độ thay đổi tâm trạng rất lớn: lúc hết mực yêu thương thân thiện, khi thì hận thù tột độ, căm ghét đến cùng cực.

Thái độ tích cực của họ sẽ trở đi trở lại, mỗi đợt kéo dài từ vài phút cho đến nhiều ngày, nhiều tuần. Họ xin lỗi bằng những lời hết sức chân thành, mềm mỏng, cầu xin sự thấu hiểu và tha thứ từ bạn.

Sự thay đổi tâm trạng cực đoan là biểu hiện đặc trưng của người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới. Trong đó, rối loạn cảm xúc là một dấu hiệu, từ trạng thái gần gũi, thân thiết trong chớp mắt chuyển thành cơn thịnh nộ và chỉ trích gay gắt.

Người rối loạn nhân cách ranh giới thực hiện các hành vi cực đoan mà đa số mọi người sẽ không bao giờ làm, chẳng hạn như la mắng bạn bè ở nơi công cộng, vô cớ tấn công bạn, phá hỏng một vật dụng ưa thích, thậm chí lan truyền tin đồn sai lệch về bạn để khiến bạn gặp rắc rối với người xung quanh…

Ngoài ra, khi đối mặt với hầu hết các vấn đề, người bị rối loạn nhân cách ranh giới thường đổ lỗi cho một người nào đó, thường là người thân cận với họ.

Tuy nhiên, thay vì đối đầu gay gắt không cần thiết với người bệnh, bạn nên kiên nhẫn giải thích cho họ là bạn không hài lòng và mong lần sau họ sẽ không tái diễn. Đồng thời, cần đặt mình vào vị trí người bệnh để thông cảm và thấu hiểu họ hơn. 

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha