Các chứng bệnh về tai ngày càng phổ biến trong đó có suy giảm thính lưc

Hiện nay, suy giảm thính lực do biến chứng trở thành một căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi và đối tượng. Tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không sớm điều trị kịp thời, suy giảm thính lực bởi bệnh viêm tai giữa, chấn thương… cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Ngày đăng: 23-10-2020

557 lượt xem

Suy giảm thính lực là bệnh gì?

Hiện nay, suy giảm thính lực không chỉ còn là căn bệnh của người già mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải vì tai nạn, bệnh về tai… Suy giảm thính lực có nghĩa là thính giác hay khả năng nghe yếu đi dần theo thời gian, nhiều trường hợp là đột ngột.

Người bệnh suy giảm thính lực có khả năng nghe và hiểu thông tin chậm chạp, thậm chí là không còn nghe thấy âm thanh đối với trường hợp điếc 100%. Những người mắc suy giảm thính lực mức độ nhẹ có thể điều trị thành công, số còn lại sẽ phải sử dụng thiết bị trợ thính, một số ít thậm chí còn mất hoàn toàn khả năng nghe.

Suy giảm thính lực có thể gặp ở bất kì ai

Dấu hiệu của bệnh suy giảm thính lực

Ù tai hoặc có tiếng vo vo trong tai

Ù tai, thường xuyên nghe thấy tiếng như côn trùng kêu, ù một bên… chính là những dấu hiệu ban đầu của bệnh suy giảm thính lực ở người. Nhiều người cho rằng chỉ có người cao tuổi mới mắc chứng suy giảm khả năng nghe nhưng trên thực tế, chỉ có 35% trong số người bị bệnh này là người trên 60 tuổi. Do đó, dù bạn là người trẻ vẫn có thể đối mặc với bệnh suy giảm thính lực.

Chính vì vậy, khi nghe thấy những tiếng động khác thường trong tai, bạn nên kiểm tra thính giác và các bệnh về tai ngay trước khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng sẽ rất khó điều trị.

Ở người trẻ, thói quen đeo tai nghe bật âm lượng lớn chính là tác nhân lớn nhất gây ra bệnh suy giảm thính lực sớm dù chưa lão hoá hay chưa đến tuổi già.

Dấu hiệu suy giảm thính lực rất dễ nhận biết

Mất thăng bằng

Sau khi ù tai, nghe thấy tiếng vo ve, người đang mắc hội chứng giảm thính giác sẽ có xu hướng khó giữ thăng bằng hoặc thường xuyên loạn choạng khi di chuyển dù là trên mặt phẳng. Vì khả năng nghe giảm, não bộ sẽ tập trung nhiều hơn vào việc nghe và phân tích thông tin nên “phân tâm” trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể.

Hay quên

Đây là một dấu hiệu ở người lớn tuổi đang suy giảm thính giác, nhất là người trên 70 tuổi. Đồng thời với việc khả năng nghe kém, người cao tuổi sẽ rất hay quên, không nhớ những việc vừa mới xảy ra. Đây còn gọi là chứng đãng trí ở người già.

Bệnh suy giảm thính lực nghe có vẻ đơn giản nhưng nó gây ra rất nhiều hệ luỵ cho người mắc vì dường như bị tách biệt ra khỏi tập thể. Vì mất khả năng nghe, đồng thời với việc không thể giao tiếp bằng giọng nói nên người bị suy giảm thính lực sẽ rất tự ti và bị cô lập ở đám đông.

Nghe thấy tiếng ồn lớn là đau nhức tai

Với một số bệnh nhân bị giảm khả năng nghe, màng nhĩ rất dễ bị tổn thương nên mỗi khi có tiếng ồn lớn là cảm giác sẽ rất đau nhức. Trường hợp này, rất có thể người bệnh đang bị viêm tai giữa, tổn thương màng nhĩ và sâu trong tai. Do đó, phải sớm kiểm tra và điều trị dứt điểm trước khi mất khả năng nghe hoàn toàn.

Thường xuyên không nghe rõ và phải hỏi lại

Nghe không rõ, hỏi lại nhiều lần, nghe tiếng được tiếng mất là một trong những các tình trạng mà người bị giảm thính lực thường gặp phải. Người bị thậm chí chỉ nghe thấy tiếng động mà không hiểu rõ thông tin là gì, phải nghe lại nhiều lần và nhìn khẩu hình miệng để đoán.

Nguyên nhân gây suy giảm thính lực

Chấn thương do tai nạn

Một số trường hợp gặp tai nạn, phần đầu bị va đập mạnh vào vật cứng gây ra các chấn động bên trong não hoặc tổn thương đến màng nhĩ rất dễ bị giảm thính lực, nặng hơn là điếc tai.

Ngoài ra, nhiều người dùng các dụng cụ nhọn, nhỏ để vệ sinh tai rồi vô tình gặp phải các tai nạn hi hữu dẫn đến tổn thương màng nhĩ, mất khả năng nghe.

Chấn thương đầu là nguyên nhân gây ra suy giảm thính lực

Sốt cao, ảnh hưởng đến dây thần kinh

Màng nhĩ, phần cuối cùng của lỗ tai rất nhạy cảm vì có nhiều dây thần kinh, khi sốt cao, các dây thần kinh này bị liệt, vỡ chính là nguyên nhân làm khả năng nghe suy giảm hay điếc tai.

Vì vậy mỗi khi sốt cao, bạn cần đến cơ sở y tế hay uống thuốc hạ sốt đúng cách để bảo vệ sức khoẻ lẫn hạn chế tổn thương đến các dây thần kinh quan trọng.

Biến chứng từ bệnh viêm tai giữa

Đây là một trong những căn bệnh có thể gây ra bệnh điếc tai vĩnh viễn nếu người bệnh không điều trị đúng cách. Bệnh viêm tai giữa là một căn bệnh phổ biến ở người liên quan đến tuyến tai. Khi mắc bệnh này, bạn sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu, nhiều trường hợp nặng còn đau nhức không thể làm việc gì.

Thậm chí, một số người mắc viêm tai giữa còn phải chịu nhiều biến chứng nguy hiểm về não bộ. Theo nghiên cứu, khi tai giữa bị viêm, người bệnh đang bị tổn thương toàn bộ hòm nhĩ và xương chũm (bộ phận phía sau màn nhĩ).

Ban đầu, mọi người đều mắc bệnh viêm tai giữa ở dạng cấp tính và dễ dàng điều trị dứt điểm sau một thời gian ngắn. Thế nhưng, để bệnh càng trễ, tình trạng càng kéo dài và chuyển sang cấp độ mãn tính. Khi bị viêm tai giữa mãn tính, người bệnh phải sống chung với bệnh. Viêm tai giữa mãn tính rất dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như thủng màng nhĩ, xơ hoá màng nhĩ, viêm xương chũm, giảm thính lực, điếc tai…

Phòng ngừa bệnh suy giảm thính lực

Bảo vệ phần đầu mỗi khi tham gia giao thông bằng mũ bảo hiểm chất lượng.

- Không vệ sinh tai bằng vậy nhọn, thanh kim loại và bông tăm như đa số mọi người vẫn làm hiện nay.

- Điều trị dứt điểm khi phát hiện bản thân đang mắc bệnh viêm tai giữa hoặc chấn thương màng nhĩ.

- Không nghe nhạc bằng tai nghe quá lớn, không tiếp xúc với môi trường có tiếng ồn vượt quá tần số của đôi tai.

- Mỗi khi làm việc nơi có nhiều tiếng ồn, bạn nên bảo vệ tai bằng các dụng cụ chuyên dùng đảm bảo an toàn, chất lượng.

Điều trị bệnh suy giảm thính lực như thế nào?

Bệnh suy giảm thính lực tuỳ vào từng mức độ khác nhau mặc dù có thể được điều trị hết nhưng hoàn toàn có khả năng tái phát nếu không chăm sóc tốt, kỹ càng. Vì vậy, cách thức điều trị rất quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro bệnh tái phát trở lại.

Với những trường hợp suy giảm thính lực do viêm tai giữa đã gây ra biến chứng như mất khả năng nghe, giảm thính lực, áp-xe bên trong, xơ nhĩ, túi co kéo màng nhĩ và xẹp nhĩ… chọn nơi và cách điều trị rất quan trọng. Những trường hợp này rất nguy hiểm nếu để bệnh kéo dài lâu và điều trị sai cách.

Các phương pháp hỗ trợ cải thiện thính lực từ dược liệu tự nhiên

Rau diếp cá rất hiệu quả trong điều trị suy giảm thính lực

Ngoài phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc đặc trị và phẫu thuật, người mắc các triệu chứng suy giảm thính lực có thể chọn các biện pháp Đông y từ các loại dược liệu tự nhiên. Thảo dược tự nhiên thường rất lành tính, không gây nhiệt cơ thể khi uống thường xuyên và ít tác dụng phụ nên được rất nhiều người ưa chuộng áp dụng.

Dưới đây chính là những phương pháp hỗ trợ cải thiện khả năng nghe hiệu quả, có lợi cho đôi tai từ thảo dược, dược liệu Đông y mà ai cũng có thể áp dụng được.

Bài thuốc 1: Cải thiện khả năng nghe bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có tính mát, giải nhiệt và thanh lọc rất tốt. Không chỉ tốt với hệ tiêu hoá, bài tiết, loại rau quen thuộc này còn có khả năng điều trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả, cũng như giúp thính giác hoạt động tốt hơn.

Nguyên liệu:

30 gram rau diếp cá

- 10 gram táo đỏ.

Cách thực hiện: Phơi khô rau diếp cá này dưới ánh nắng gây gắt, thu lại để bảo quản trong lọ thuỷ tinh có nắp đậy, để xa nơi ẩm thấp. Mỗi khi cần sử dụng, lấy khoảng 10 lá diếp cá khô, 2 quả táo đỏ ra để đun với 200ml nước để lấy nước uống. Lưu ý là bạn không nên uống ngay mà hãy chia nhỏ thành 3 bữa trong ngày để hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.

Bài thuốc 2: Uống diếp cá tươi

Cách thực hiện:

Đầu tiên, ngâm rau diếp cá tươi đã rửa qua với nước sạch trong nước muối ấm pha loãng khoảng 5 phút để loại sạch bụi bẩn, vi khuẩn và dư lượng thuốc trừ sâu (nếu có).

Để ráo rau diếp cá rồi đem đi nghiền nát, ép lấy nước pha loãng với nước mát để uống mỗi ngày. Diếp cá sẽ giúp trị viêm trong, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn để đôi tai thông thoáng và cải thiện khả năng nghe hiểu nhanh chóng.

Bài thuốc chữa điếc do viêm tai giữa từ cây sống đời

Đông y hiện nay đã rất tiên tiến, bởi vì vậy mà bệnh viêm tai giữa hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm bằng phương pháp này. Theo đó, trong y học cổ truyền phương Đông, cây sống đời được xem là liều thuốc quý giúp điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa ở mọi lứa tuổi.

Theo nghiên cứu, cây sống đời chứa các loại dưỡng chất quý có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn như axit hữu cơ, hợp chất phenolic, glycozit flavonoid. Những loại dưỡng chất này khi kết hợp với nhau hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm trong vô cũng hữu hiệu.

Ngoài ra, bổ sung cây sống đời đúng cách còn giảm các cơn đau tai, ngứa ngáy và hạn chế chảy dịch trong tai.

Vì vậy, bài thuốc điều trị bệnh viêm tai giữa mà mọi người không nên bỏ qua.

Nguyên liệu:

10 gram lá cây sống đời

- Tăm bông

Cách thực hiện:

Lá sống đời nên lựa những chiếc xanh tươi, không úng rửa sạch để cho ráo nước, tốt nhất là nên ngâm với nước muối pha loãng. Khi lá đã ráo nước, bạn cho vào máy xay nhuyễn hoặc cối giã nhuyễn, sau đó ép lấy nước.

Lúc này, lấy tâm bông hoặc bơm tiêm để nhỏ nước ép sống đời vào lỗ tai đang viêm, nên nhỏ khoảng 2 giọt, cách 5 tiếng 1 lần. Kiên trì thực hiện theo phương pháp này khoảng 2 tuần, bạn sẽ nhận về được kết quả như mong muốn.

Lưu ý khi điều trị giảm thính lực tại nhà

Tất cả các bài thuốc cải thiện thính giác từ Đông y trên mặc dù mang đến hiệu quả cao nhưng tốt nhất, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y khoa uy tín trước. Các y bác sĩ sẽ đưa ra pháp đồ, thuốc điều trị đảm bảo an toàn nhất.

Đối với những trường hợp mất hoàn toàn khả năng nghe, điếc 100%, người bệnh thậm chí phải nhập viện điều trì vì lúc này đã xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Tóm lại, bệnh suy giảm thính lực hay điếc tai dù ở hình thức, mức độ nào cũng có thể được điều trị dứt điểm an toàn. Điều bạn cần làm là phát hiện sớm, điều trị từ khi bệnh còn ở giai đoạn khởi phát.

Bệnh điếc tai, suy giảm thính lực bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn, chấn động mạnh, tổn thương tai hay do suy nhược chức năng trong cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà mỗi người bệnh cần tìm đến các phương pháp điều trị phù hợp, nhưng luôn nhớ là phải tìm đến trung tâm Đông y, bệnh viện uy tín.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi có phương pháp chữa trị bệnh điếc tai, điếc, mất hoặc giảm thính lực. Bằng phương pháp đông y gia truyền. Bệnh nhân sẽ hồi phục thính giác trở lại sau một thời gian ngắn điều trị.

Lang y Bùi THị Hạnh

ĐC: khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh

ĐT: 0378 041 262

 

Con trai: Trịnh Thế Anh

ĐC: 10/1/2 A đường 26, phường Linh Đông, Thủ Đức, tp. HCM

ĐT: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha