Sưng hạch và lao hạch có nguy hiểm không. Điều trị dứt điểm bằng cách nào?

Sưng hạch và lao hạch là bệnh lý khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này.

Ngày đăng: 16-07-2020

1,536 lượt xem

Nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết?

Hạch bạch huyết có cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp gần giống với những hạt đậu nhỏ. Có hơn 600 hạch kết thành từng chùm, rải rác khắp cơ thể, tập trung nhiều nhất dưới cổ, nách, háng, ở giữa ngực và bụng. Hạch bạch huyết làm nhiệm vụ lưu trữ các tế bào miễn dịch, hoạt động như một bộ lọc để loại bỏ vi trùng, các tế bào chết và chất thải khác khỏi cơ thể.

Sưng hạch bạch huyết là dấu hiệu cho thấy hệ thống này đang làm việc quá sức. Nhiều tế bào miễn dịch và chất thải có thể đã tập hợp lại khiến các hạch sưng đau. Sưng thường là do một số dạng nhiễm trùng, nhưng cũng có thể gây ra bởi một tình trạng khác, như viêm khớp dạng thấp, lupus, hoặc ung thư.

Thông thường, các hạch bạch huyết bị sưng sẽ gần với cơ quan đang gặp vấn đề. Ví dụ, khi bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn, các hạch bạch huyết ở cổ có thể bị sưng lên. Phụ nữ bị ung thư vú thường bị sưng hạch bạch huyết ở nách. Khi nhiều hạch bạch huyết bị sưng cùng lúc, nghĩa là vấn đề đã xuất hiện ở khắp cơ thể. Chẳng hạn như bệnh thủy đậu, HIV hoặc bệnh bạch cầu, ung thư hạch.

Sưng hạch bạch huyết là tình trạng bệnh lý khá phổ biến

Khi nào người bị sưng hạch cần đi khám bác sĩ?

Dấu hiệu cho thấy các hạch bạch huyết đã trở nên bất thường bao gồm:

- Có kích thước từ 1,3 cm trở lên;

- Sờ thấy cứng hoặc giống như cao su, di chuyển được;

- Phần da bên ngoài bị đỏ, kích ứng và ấm nóng;

- Sưng không biến mất sau vài tuần.

- Sốt liên tục;

- Sút cân mà không rõ lý do, mệt mỏi

Có nhiều dấu hiệu nhận biết hạch bạch huyết là dấu hiệu của ung thư

Khi nào sưng hạch bạch huyết có nguy cơ ung thư?

Ở người trên 40 tuổi, nếu các hạch bị sưng nằm gần xương đòn hoặc phần dưới cổ thì nhiều khả năng là dấu hiệu của ung thư. Hạch bị sưng nằm bên phải liên quan đến phổi và thực quản, bên trái báo hiệu vấn đề ở các cơ quan trong bụng. Đau hạch bạch huyết ở nách nhưng không kèm theo phát ban hoặc vết loét trên cánh tay cũng là dấu hiệu nghi ngờ ung thư.

Nếu tất cả xét nghiệm không giúp tìm ra được nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết, đồng thời các hạch không lành sau 3 - 4 tuần, bác sĩ có thể làm sinh thiết. Đây là thủ thuật lấy một mẫu mô hoặc toàn bộ nút hạch bằng kim chuyên dụng. Mẫu hạch sinh thiết sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để chuyên gia kiểm tra dưới kính hiển vi, phát hiện các tế bào ung thư nếu có.

Ung thư hạch bạch huyết là gì?

Có hai trường hợp xảy ra, một là ung thư bắt đầu từ các hạch bạch huyết - được gọi là các u lympho, nhưng hiếm gặp hơn. Hai là các tế bào ung thư bắt đầu từ nơi khác, sau đó đi qua dòng máu và ở lại trong các hạch bạch huyết. 

Ung thư hạch bạch huyết có nhiều triệu chứng, từ sưng không đau diễn tiến chậm trong thời gian dài, đến sưng phát triển lớn nhanh trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.

Dựa trên nguồn gốc của các tế bào ung thư và khoảng cách đến các hạch bị sưng, bác sĩ sẽ đề xuất kế hoạch điều trị phù hợp. Bệnh nhân ung thư có thể được phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp các phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. 

Điều trị sưng hạch bạch huyết

Điều trị viêm hạch bạch huyết thông thường bằng cách:

Kháng sinh dùng qua đường uống hoặc thuốc tiêm để chống nhiễm trùng do vi khuẩn.

- Giảm đau và hạ sốt,

- Thuốc kháng viêm và chườm khăn nóng ẩm giúp giảm sưng.

- Phẫu thuật dẫn lưu khi hạch viêm tiến triển thành ổ apxe chứa đầy mủ

Bệnh lao hạch và các lưu ý về căn bệnh này

Bệnh lao hạch không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mĩ

Bệnh lao hạch là thể lao ngoài phổi còn gặp khá phổ biến, đang có xu hướng tăng mạnh. Lao hạch ngoại biên là thể lao thường gặp nhất với các vị trí như hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn. Ngoài ra bệnh lao hạch có thể gặp ở các hạch ở các hạch ở nội tạng như hạch trung thất, hạch mạc treo…

Lao hạch là bệnh ít nguy hiểm, không gây tử vong, có thể chữa khỏi nhưng diễn biến kéo dài, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, thường để lại nhiều di chứng, sẹo dị dạng gây mất thẩm mỹ nên người bệnh không nên chủ quan.

Hiện nay, có hai thể lao hạch phổ biến: lao hạch khí phế quản chỉ gặp ở trẻ em và lao hạch ngoại vi phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh lao hạch thường xuất hiện ở thanh thiếu niên, nữ giới mắc lao hạch cao gấp 2 lần nam giới. Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh lao hạch cũng tương đối lớn và xuất hiện ở mọi đối tượng như ở Việt Nam.

Nguyên nhân gây ra bệnh lao hạch

Tác nhân gây bệnh lao hạch là trực khuẩn lao, phổ biến nhất là Mycobacterium tuberculosis. Các hạch viêm ngoại vi là vị trí mà vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập, khu trú và dẫn đến lao hạch.

Trực khuẩn lao có thể xâm nhập trực tiếp vào đường bạch huyết qua thương tổn ở niêm mạc miệng, hoặc do sang chấn, nhiễm khuẩn hoặc bệnh có thể do nhiễm khuẩn lao toàn cơ thể (như trong lao phổi), gây viêm hạch nhiều chỗ.

Triệu chứng thường gặp ở người bị lao hạch

Khi bị lao hạch, người bệnh có biểu hiện chính là sưng to một hoặc nhiều hạch. Hạch tăng kích thước dần dần nên người bệnh thường không biết rõ hạch xuất hiện từ thời điểm nào. Hạch to dần, không đau, mật độ chắc, bề mặt nhẵn, da vùng hạch sưng to không nóng, không tấy đỏ. Thường thấy nhiều hạch cùng bị sưng, tập hợp thành một chuỗi, cũng có khi chỉ gặp một hạch đơn độc vùng cổ sưng to.

Hạch lao phát triển qua 3 giai đoạn sau:

- Giai đoạn đầu hạch bắt đầu sưng to, không đều nhau di động còn dễ vì chưa dính vào nhau và chưa dính vào da. Bệnh có thể chỉ dừng ở giai đoạn này hoặc chuyển sang giai đoạn viêm hạch và viêm quanh hạch.

- Giai đoạn sau gọi biểu hiện viêm hạch và viêm quanh hạch. Lúc này các hạch lớn hơn, do có viêm các tổ chức quanh hạch nên có thể dính với nhau thành mảng hoặc chuỗi, hoặc dính vào da và các tổ chức xung quanh làm hạch hạn chế di động.

- Giai đoạn nhuyễn hóa: các hạch mềm dần, sờ thấy lùng nhùng, da vùng hạch sưng tấy đỏ, không nóng và không đau, có thể thấy đỉnh mũ. Khi đã hóa mủ hạch dễ vỡ tạo  những lỗ rò lâu liền, miệng lỗ rò tím ngắt và tạo thành sẹo nhăn nhúm, lồi hoặc những dây chằng xơ gây mất thẩm mỹ. Mủ chảy ra thường có màu xanh nhạt, không dính, trong mủ có bã đậu lổn nhổn.

Trong quá trình mắc bệnh lao hạch, tổng trạng không bị ảnh hưởng nhiều, đôi khi có sốt nhẹ hay mệt mỏi. Ngoại trừ bị bội nhiễm hay kèm theo tổn thương lao ở các cơ quan khác như phổi, xương...  Triệu chứng toàn thân sẽ biểu hiện nặng nề hơn.

Bệnh lao hạch ở thể khối u hay còn gọi là viêm hạch lao phì đại thường có biểu hiện: xuất hiện khối u ở cổ, thấy một hay vài hạch nổi to, sau dính thành một khối, không đau, không đỏ,  di động, sờ chắc. Khối u to dần, chiếm gần hết vùng cổ làm biến dạng cổ bệnh nhân. Các hạch ở những nơi khác như dưới hàm, mang tai... 

Đường lây truyền bệnh lao hạch

Không giống với lao phổi, trong bệnh lao hạch, vi khuẩn lao chỉ khu trú trong hạch viêm, không rò rỉ ra bên ngoài nên bệnh lao hạch không lây trực tiếp từ người sang người, đặc biệt là những người trực tiếp chăm sóc người bị bệnh lao hạch. Như vậy bệnh lao hạch không phải là một bệnh lây nhiễm.

Tuy nhiên, cách điều trị lao hạch cũng tương tự lao phổi là chủ yếu dùng phương pháp nội khoa như dùng các loại thuốc điều trị theo các giai đoạn để ức chế dẫn đến tiêu diệt vi khuẩn lao. Nhìn chung, bị lao hạch cần đi khám và áp dụng đúng chỉ định điều trị, không ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Phòng ngừa bệnh lao hạch bằng cách nào?

- Nâng cao sức đề kháng, chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý nhất là đối với trẻ em,

- Cần vệ sinh răng miệng, nhổ hoặc chữa răng sâu.

- Khi đã được chẩn đoán là lao hạch, cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa lao để điều trị dứt điểm, tránh để vi khuẩn lao xâm nhập và gây bệnh ở những cơ quan khác.

Các biện pháp điều trị bệnh lao hạch

Nhìn chung bệnh lao hạch dễ điều trị hơn các bệnh lao khác. Các phương pháp điều trị bệnh lao hạch bao gồm:

Điều trị nội khoa

Nguyên tắc tương tự như khi điều trị bệnh lao nói chung. Cần phối hợp các thuốc chống lao, ít nhất từ 3 thuốc trở lên với thời gian điều trị lao hạch có thể kéo dài từ 4-12 tháng tùy thể bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân. Hầu hết các thuốc điều trị lao đều gây tổn thương gan do đó nên kết hợp thêm các thuốc hay sản phẩm có tác dụng bảo vệ gan, hạ men gan.

Điều trị ngoại khoa

Mổ lấy toàn bộ hạch: khi hạch hóa mủ nhưng không đáp ứng khi được chọc dò và điều trị kết hợp với kháng sinh hoặc trong trường hợp u lympho lao hạch, lao không thành mủ, khu trú. Tốt nhất nên điều trị lao trước khi phẫu thuật để tránh lan tràn vi khuẩn.

- Mổ và nạo vét sạch mủ bã đậu và đắp kháng sinh chống lao cũng là cách điều trị có hiệu quả.

- Không nên cắt bỏ hạch sớm ở trẻ em vì hạch có vai trò bảo vệ chống sự xâm nhập của trực khuẩn lao.

Để được kê đơn và tư vấn cụ thể hơn về tình trạng bệnh hạch, lao hạch, các bạn nên trực tiếp gọi điện hoặc đến tại phòng khám của thầy thuốc Đông y để được hướng dẫn chi tiết.

LIÊN HỆ:   

 

·     0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha