BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN GÌ? BẬT MÍ BÍ QUYẾT NGĂN NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VỚI BÀI THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN?

Bệnh tiểu đường nên ăn gì là câu hỏi thường trực của rất nhiều bệnh nhân. Giờ đây, với bài thuốc Đông y gia truyền, bạn chẳng còn lo lắng ăn gì, làm gì để tiểu đường không còn làm phiền mỗi ngày nữa

Ngày đăng: 01-10-2019

898 lượt xem

Thống kê năm 2018 cho thấy: Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm.
Có đến 80% người bệnh đái tháo đường chết do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, họ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường 2-4 lần. 20% người bệnh đái tháo đường bị bệnh thận, gây suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Đái tháo đường đang thực sự là gánh nặng của xã hội khi số người bị bệnh không ngừng gia tăng, chi phí điều trị bệnh cũng là vấn đề nan giải với thời gian điều trị kéo dài. Theo thống kê, mỗi năm, nước ta tốn khoảng 3 đến 6% ngân sách của ngành y tế để dành cho việc chữa trị các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Đối với những bệnh nhân nằm viện, chi phí điều trị bệnh có khi lên tới con số hàng trăm triệu đồng.

Vậy bạn có biết tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, bệnh dư thừa đường. Tiểu đường do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein có liên quan đến hoocmon insulin làm cho lượng đường trong máu luôn cao.
Bệnh tiểu đường thường chia làm 3 loại chính:
- Tiểu đường type 1: Bệnh tiểu đường type 1 hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ. Trong bệnh tiểu đường , là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa dẫn tới làm tăng đường huyết và tiểu ra đường.
- Tiểu đường type 2: Bệnh tiểu đường type 2 là một bệnh mãn tính, do cơ thể không sử dụng insulin đúng cách và vẫn còn khả năng sản xuất insulin, nhưng không đủ. Thay vì chuyển đổi đường thành năng lượng, nó sao lưu trong dòng máu và gây ra một loạt các triệu chứng.

Hình thức này của bệnh tiểu đường thường xảy ra ở những người từ trên 40 tuổi, thừa cân, và có một lịch sử gia đình của bệnh tiểu đường, mặc dù ngày nay nó được tìm thấy nhiều ở những người trẻ.
- Tiểu đường thai kỳ: xảy ra ở phụ nữ mang thai do chế độ ăn chưa hợp lý

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có thể do di truyền, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý, lười vận động, thường thức khuya, stress, sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích hay thuốc lá,...
Triệu chứng bệnh tiểu đường:
- Khát nước
- Tiểu thường xuyên
- Cảm thấy rất đói hoặc mệt mỏi
- Giảm trọng lượng mặc dù ăn ngon miệng
- Vết thương chậm lành
- Khô da, ngứa da
- Mất cảm giác ở bàn chân hoặc cảm giác châm chích
- Giảm thị lực.
- Buồn nôn, Ói mửa.
Bệnh tiểu đường nếu được chữa trị kịp thời sẽ không còn nguy hiểm nhưng ngược lại nó sẽ gây ra rất nhiều biến chứng cho người bệnh thậm chí dẫn đến tử vong.


Dưới đây là một số biến chứng bệnh tiểu đường:
*Biến chứng mắt do tiểu đường: suy giảm thị lực, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa, làm tăng nguy cơ một số bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm.

*Các vấn đề về tim mạch: cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ gây di chứng liệt hoặc tử vong.

*Bệnh thần kinh tiểu đường: Là biến chứng phổ biến và thường xuất hiện sớm nhất ở người mắc đái tháo đường, bao gồm: 

- Bệnh thần kinh ngoại biên: Ảnh hưởng đến những dây thần kinh: cảm nhận được cảm giác như đau, nóng hoặc tiếp xúc và thần kinh kiểm soát vận động, di chuyển cơ bắp.

- Bệnh thần kinh tự chủ: Ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát hoạt động tự chủ như nhịp tim, nhịp thở, tuyến tiết (mồ hôi, dịch tiết)…

*Bệnh thận do tiểu đường: suy giảm chức năng thận

*Biến chứng nhiễm trùng của tiểu đường: dễ nhiễm trùng da, làm cho vết thương lâu lành

*Biến chứng cấp tính của tiểu đường: Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra đột ngột trong thời ngắn và rất dễ tử vong nếu không được xử trí hay cấp cứu kịp thời.

- Hạ đường huyết
- Hôn mê do tăng đường huyết

Bệnh tiểu đường đang là mối lo ngại của toàn thế giới đặc biệt ở Việt Nam khi tỉ lệ này càng ngày gia tăng.
Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa tiểu đường (đái tháo đường)?
Hiện nay, để việc chữa bệnh tiểu đường đạt hiệu quả, người bệnh cần kiên trì tuân thủ chế độ ăn uống, vận động cũng như phác đồ điều trị của bác sỹ. Dưới đây là một số lưu ý:

Chế độ ăn uống

Người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý.

Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ. Chỉ ăn thịt tối đa trong 2 bữa, các bữa còn lại nên bổ sung nhiều rau và các sản phẩm ngũ cốc.

Loại bỏ các thức ăn nhiều mỡ. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…

Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn.

Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng.

Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá nhiều.

Tăng cường sử dụng rau củ quả vì trong đó có chứa chất xơ, các loại quả ít đường thiên chua như bưởi,...

Chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu chín là chính, không rán, chiên, dùng mỡ động vật.

Khi cần phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, cần phải giảm thức ăn một cách từ từ, theo thời gian. Không ăn kiêng một cách đột ngột sẽ có tác động xấu đến đường huyết. Khi đã đạt được mức yêu cầu cần duy trì chế độ ăn kiêng một cách kiên nhẫn, không được tăng, giảm tuỳ ý.

Tuân thủ nguyên tắc thức ăn đa dạng, nhiều thành phần, ăn đủ để có trọng lượng vừa phải, hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật, ăn một lượng vừa phải chất xơ, hạn chế ăn mặn, 

Nên có bữa phụ trước khi đi ngủ, có thể chỉ cần một ly sữa hay một lát dưa hấu.

Vận động, tập thể dục thường xuyên

Nên tập luyện tổng cộng 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày mỗi tuần hoặc 150 phút/tuần như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp, nên đạt đủ cường độ nhằm làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp. Khuyến khích tập luyện đối kháng 3 lần/tuần.

Khi đã xuất hiện biến chứng, nên vận động nhẹ nhàng, không mang vác vật nặng, nên bơi lội, đạp xe, chèo thuyền, tập luyện các động tác ngồi tại chỗ, vận động tay. Tránh các vận động chạy trên thảm, tập kéo dài, chạy bộ, tập luyện chân.

Không sử dụng thức uống chứa cồn, chất kích thích, thuốc lá

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha