CẢNH BÁO: 11 DẤU HIỆU BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẠN NÊN CHÚ Ý ĐỂ NGĂN NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI

Khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh tiểu đường, đừng chủ quan bởi nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho chính bạn

Ngày đăng: 30-09-2019

2,054 lượt xem

Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Nếu không may mắc phải căn bệnh này thì hầu như người bệnh phải xác định tâm lý “sống chung với lũ”. 

Vậy bệnh tiểu đường là gì và có những loại nào?
Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường - là sự rối loạn chuyển hóa của nhiều nguyên nhân kết hợp. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường máu mãn tính phối hợp với rối loạn chuyển hóa lipid, protein, carbonhydrat do giảm tác dụng của insulin, do thiếu hụt tiết insulin của tuyến tụy hoặc cả hai.
Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng như dễ gây đột quỵ, các biến chứng tim mạch như bệnh động mạch vành tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não (nhồi máu não, xuất huyết não), bệnh võng mạc mắt, đục thủy tinh thể, glaucoma, suy gan, suy thận hoặc hoại tử bàn chân (nặng có thể phải cắt cụt bàn chân)…
- Bệnh tiểu đường có 3 thể bệnh: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và tiểu đường loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin và bệnh tiểu đường thai kỳ (phụ nữ mang thai thường gặp)
Loại 1 (Type 1)

Khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<20T), do cơ thể không sản sinh insulin.
Loại 2 (Type 2)
Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh xảy ra khi Insulin được tạo ra nhưng cơ thể trở nên kháng insulin khiến cho insulin không còn hiệu quả.
Bệnh tiểu đường do thai nghén

Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.

Khi tiểu đường xuất hiện, cho dù mới ở giai đoạn đầu nhưng bạn cũng nên chú ý và cần có biện pháp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh trước khi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Làm thế nào để phát hiện bạn hay người thân bị tiểu đường?

Thường thì các dấu hiệu bệnh tiểu đường giai đoạn đầu rất khó xác định được do chúng gần giống với các vấn đề thường gặp liên quan đến sức khỏe.

Việc xử lý sớm bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các biến chứng nghiêm trọng khác ảnh hưởng từ tiểu đường.
Để phát hiện sớm tiểu đường, các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra dấu hiệu sau đây:

Háo nước hơn bình thường

Bạn có thể uống nước và uống nước sau đó lại uống nước nhưng vẫn cảm thấy khát. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn trước khi tiểu đường được chẩn đoán nếu như bệnh nhân uống quá nhiều nước ngọt. Nước ngọt làm cho nồng độ đường huyết càng tăng thêm và dẫn tới khát nước vô độ.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp là do bị mất nước. Vì vậy, bạn nên xem xét nhiều dấu hiệu khác nữa trước khi kết luận bị bệnh tiểu đường.

dong y trịnh gia chữa bệnh tiểu đường

Đi tiểu thường xuyên, liên tục

Thông thường thì đi tiểu nhiều lần có thể do các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh thận. Tuy nhiên, nếu bỗng dưng bạn mắc tiểu nhiều lần và đi với lượng nhiều hơn bình thường, rất có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Mệt mỏi thường xuyên

Dấu hiệu cũng dễ nhận thấy nhưng hay bị bỏ qua vì triệu chứng dễ bị lẫn sang những bệnh khác là cơ thể cảm thấy mệt mỏi, gắt gỏng, mất ngủ. Trong giai đoạn tiểu đường, glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể do mức đề kháng insulin yếu. Điều này dẫn đến sự mệt mỏi quá mức của cơ thể.

Hơn nữa, bệnh nhân tiểu đường không có khả năng sử dụng glucose có trong thức ăn phục vụ cho các hoạt động hàng ngày, mà lấy trực tiếp từ mô mỡ của cơ thể để tạo ra năng lượng. Vì vậy cơ thể phải dùng năng lượng nhiều hơn nên dẫn đến mệt mỏi hơn.

Khả năng nhìn xa bị giảm sút

Nếu tầm nhìn xa của bạn không còn rõ nét như trước, các vật thể sẽ bị mờ và nhòe đi, thấy chớp sáng hoặc thấy vật bay qua là hậu quả trực tiếp của lượng đường trong máu tăng cao. Vì người bị tiểu đường thường có lượng glucose máu cao, nó làm thay đổi hình thái của thủy tinh thể và mắt. Nếu để tình trạng đường máu cao không kiểm tra trong thời gian dài, glucose sẽ làm thay đổi tròng mắt vĩnh viễn, có thể gây mù, và không thể phục hồi.

Nhiễm nấm

Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác nhiễm trùng da,… do hệ thống miễn dịch bị ức chế và lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên, bởi đó có thể là dấu hiệu bạn bị tiểu đường.

Xuất hiện nhiều vết thâm nám

Bị tiểu đường đồng nghĩa với việc sức khỏe làn da cũng bị ảnh hưởng. Trên da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng, đặc biệt là ở những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da. Những khu vực thường bị thâm nhiều điển hình là cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp nối.

Vết thương lâu lành

Vết thương chậm lành được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho các hoạt động của các tế bào bạch cầu có trong máu, máu lưu thông kém làm cho các vết thương hở trở nên lâu lành và thường bị nhiễm trùng hơn. Khi gặp tình trạng này xảy ra, hãy gặp bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.

Đói dữ dội, ăn nhiều

Những cơn đói dữ dội là một dấu hiệu khác của tiểu đường. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn.
Cảm giác đói dữ dội, ăn nhiều
Cảm giác này là do mức độ insulin và glucose trong cơ thể giảm mạnh. Ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường có trong máu cao và cơ chế của cơ thể là tiết ra nhiều insulin để chuyển hóa đường vào trong cơ thể. Nhưng do cơ thể không thể sử dụng chức năng này và insulin trong cơ thể lại có khả năng kích thích cảm giác đói, insulin càng nhiều thì cơ thể càng cảm thấy đói và muốn ăn nhiều.

Sụt cân nhanh chóng
Trong khi người bệnh luôn cảm giác đói và ăn nhiều nhưng vẫn bị giảm cân nhanh chóng thì đây chính là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Khi bị tiểu đường, lượng glucose trong máu không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến việc giảm cân đột ngột.

Ngứa ran hoặc tê bì

Hiện tượng ngứa ran và tê bì ở bàn tay, bàn chân, cùng với cơn đau nóng bỏng hoặc sưng, là các dấu hiệu cho thấy các dây thần kinh đang bị bệnh tiểu đường phá hoại.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường:
Một số thói quen không tốt trong ăn uống và chế độ sinh hoạt mà nếu bạn không để ý thì về lâu về dài chúng sẽ là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiểu đường. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiểu đường.
- Do di truyền
- Bỏ bữa sáng
- Cơ thể bị mất nước
- Không tập thể dục thường xuyên
- Sinh hoạt ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời
- Thiếu probiotic
- Sử dụng thực phẩm được đựng trong các đồ nhựa
Để điều trị và ngăn ngừa tiểu đường, bạn và người thân nên làm gì?
Ăn uống điều độ, hợp lý theo thực đơn dành riêng cho người tiểu đường
- Trong thực đơn của người bệnh tiểu đường nên được bổ sung thêm nhiều loại rau xanh như cải xanh, củ cải và trái cây như cam, quýt, bưởi,... giúp cung cấp nhiều chất xơ, vitamin có khả năng hỗ trợ cơ thể người bệnh hấp thụ đường chậm nên đảm bảo được lượng đường trong máu luôn được đảm bảo ở mức ổn định và chống lại tình trạng oxy hóa rất hiệu quả và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

- Nên ăn kiêng một số loại thực phẩm ngọt như bánh ngọt (có thể sử dụng bánh trung thu dành riêng cho người tiểu đường), nước có ga, sữa (tuy nhiên trên thị trường hiện nay có một số loại sữa dành riêng cho người bị bệnh tiểu đường như Ensure, Vinamilk…) và đặc biệt là tinh bột.

Tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày

Lý do rất đơn giản vì khi tập luyện sẽ giúp làm tăng hàm lượng insulin có trong các tế bào của tuyến tụy từ đó dần dần sẽ giải quyết được triệt để bệnh tình.

Thiền, Yoga

Bên cạnh các chế độ tập luyện thông thường thì các liệu pháp trong ngành y học như thiền, yoga cũng có tác dụng rất tốt trong việc giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, stress đồng thời giúp cơ thể họ sản sinh ra insulin và cân bằng được hàm lượng glucose có trong máu.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha