Mặc dù giàu tinh bột nhưng khoai lang rất tốt cho người tiểu đường

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường không chỉ ăn được mà nên ăn khoai lang. Lý do vì sao?

Ngày đăng: 06-12-2019

847 lượt xem

Lợi ích của khoai lang đối với người tiểu đường

Vitamin A, chất xơ và protein là ba thành phần chính có khoai lang. Nó có khả năng giúp những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cân và giảm kháng insulin.

Bên cạnh đó, khoai lang còn có tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bệnh nhân tiểu đường. Đây  là một nguồn cung cấp chất xơ, giúp loại bỏ các chất thải tích tụ trong dạ dày và làm mềm phân để ngăn ngừa táo bón.

Ngoài ra, khoa lang còn cung cấp cho chúng ta nguồn protein thực vật dồi dào, tăng khả năng cải thiện chuyển hóa, tốt cho những người muốn giảm cân.

Nguyên nhân là trong củ khoai lang giàu các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, các khoáng chất và carbohydrates, có tác dụng thúc đẩy tốc độ chuyển hóa, cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể.

Khoai lang rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Người tiểu đường nên ăn khoai lang như thế nào cho tốt?

Trong 100 gram khoai lang cũng chỉ có 20 gram carbohydrate. Vì thế mà mỗi ngày người bệnh có thể ăn từ 200 – 400 gram khoai lang. Khi đã sử dụng khoai lang người bệnh cũng cần hạn chế các loại thực phẩm có chứa tinh bột khác. 

Không phải tất cả các loại khoai lang đều tốt như nhau. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên ăn một số loại khoai lang sau đây:

Khoai lang tím

Là loại khoai lang có màu tím ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Bố sung khoai lang tím giúp giảm nồng độ lipid và đường trong máu sau khi tiêu thụ. Trong khoai lang tím còn chứa Flavonoid – thành phần giúp  bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hoá, tổn thương do bức xạ.

Điểm nổi bật ở đây là trong khoai lang tím còn chứa anthocyanin. Anthocyanin là hợp chất polyphenolic có thể đảo ngược hoặc ngăn ngừa béo phì, từ đó làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu cho thấy anthocyanin hoạt động trong cơ thể thông qua nhiều cơ chế, bao gồm cả việc giảm tiêu hóa carbohydrate (tinh bột) trong ruột.

Khoai lang Nhật Bản

Còn được gọi là khoai lang trắng, tuy nhiên chúng lại có màu tím ở bên ngoài và màu vàng ở bên trong. Thân và lá khoai lang Nhật Bản có chứa polyphenol – đây là chất chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch lâu dài.

Điều này đặc biệt trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường do họ là những người sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch do biến chứng tiểu đường gây ra.

Hướng dẫn cách chế biến khoai lang để không bị tăng nhanh đường huyết

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiên và rán là 2 cách khiến lượng GI trong khoai lang tăng cao. Đồng thời, khoai lang luộc có giá trị GI thấp nhất. Điều này có thể được hiểu là quá trình chế biến giúp tinh bột dễ được tiêu hóa hơn. Nhìn chung, luộc khoai lang là phương pháp nấu ăn tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường. 

Luộc khoai là cách chế biến tốt nhất cho người mắc bệnh tiểu đường

Với những thông trên hi vọng đã giải đáp được thắc mắc vì sao bệnh nhân tiểu đường có thể ăn được khoai lang. Từ đó giúp bạn có thể có được sự chọn lựa  hợp lý trong chế độ dinh dưỡng của mình, giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe của bản thân.

<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha