Người bị tiểu đường có nên ăn cơm hay không?

Đối với bệnh tiểu đường, trong chế độ ăn uống là hạn chế thực phẩm tinh bột như cơm, khoai tây… Vậy người bị tiểu đường nên ăn cơm hay không?

Ngày đăng: 28-11-2019

923 lượt xem

Người tiểu đường không nên kiêng ăn cơm hoàn toàn

Dù là người bệnh hay khỏe mạnh, chế độ ăn luôn cần đủ 4 nhóm là tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin. Trong số các thực phẩm chứa tinh bột, cơm trắng có chỉ số đường huyết cao khoảng 80 dễ gây tăng đường huyết sau ăn hơn.

Nhưng nếu bạn vì lo sợ điều này mà kiêng hoàn toàn cơm trắng cũng như tinh bột hoàn toàn là sai lầm. Người bệnh không nên ăn kiêng hoàn toàn mà có thể linh hoạt thay thế hoặc xây dựng thực đơn xen kẽ. Điều quan trọng là bạn biết cách kiểm soát đường huyết bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Người mắc bệnh tiểu đường không nên kiêng ăn cơm hoàn toàn

Người tiểu đường nên ăn gì thay cơm mới tốt?

Một số loại thực phẩm có thể thay thế cơm như:

- Gạo lứt: Các nghiên cứu cho thấy việc ăn gạo lứt thường xuyên sẽ giúp làm giảm 16% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.

- Lúa mì: Lúa mì mang lại giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, sắt, canxi và magie, kali. Ngoài ra lúa mì cung cấp hàm lượng chất xơ hòa tan cao, giảm táo bón và giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

- Yến mạch: Bạn nên chọn yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. Yến mạch có thể chế biến thành nhiều kiểu khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua làm bữa sáng hoặc cháo.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay thế bằng đỗ đen, đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ tương nguyên vỏ cũng rất tốt cho sức khỏe, hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho việc kiểm soát đường huyết và cân nặng.

Gạo lứt rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Cách kiểm soát đường huyết khi ăn cơm

Ăn theo nhu cầu cơ thể

Cách ăn của bạn sẽ quyết định đến hiệu quả kiểm soát đường máu. Trên thực tế, nhiều người mặc dù ăn ít cơm nhưng đường huyết vẫn cao bởi cách ăn chưa chính xác.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cách ăn cơm trắng tốt nhất là ăn theo nhu cầu năng lượng của cơ thể. Ví dụ bạn là người vận động nhiều nên tiêu thụ nhiều hơn và ngược lại.

Thứ tự ăn phù hợp

Trong một bữa ăn, thứ tự ưu tiên bạn nên ăn là rau củ quả và uống nước canh trước. Bởi điều này sẽ khiến bạn có cảm giác hơi lưng bụng, giảm bớt sự thèm ăn. Đồng thời lượng chất xơ trong rau củ quả sẽ giúp làm chậm hấp thu đường từ tinh bột, nhờ đó làm chậm hấp thu đường vào máu

Phối hợp vận động

Thông thường, sau khi ăn cơm sẽ khiến lượng đường huyết tăng lên. Việc tập luyện, vận động sẽ giúp bạn đốt cháy mỡ, tiêu thụ lượng đường trong máu. Bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày cho việc tập luyện bằng các bài tập đi bộ, bơi lội, đạp xe…

Để điều trị bệnh tiểu đường thành công, ngoài sự phối hợp giữa dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng, tăng cường vận động, việc sử dụng thêm những thảo giúp giảm và ổn định đường máu cũng nhận được đánh giá cao. Với khả năng điều trị bệnh hiệu quả mà ít mang lại tác dụng phụ, các sản phẩm từ Đông y hiện đang được người mắc bệnh tiểu đường sử dụng nhiều nhờ hiệu quả trên thực tế mang lại.

<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha