Nguy cơ cao bị suy thận khi mắc bệnh tiểu đường

Người cao tuổi, nữ giới, người mắc đái tháo đường, huyết áp cao, thừa cân, béo phì và bệnh tim mạch có tỷ lệ suy thận hơn những đối tượng khác.

Ngày đăng: 11-04-2020

757 lượt xem

Mối quan hệ giữa bệnh suy thận và đái tháo đường

Bạn sẽ bị chẩn đoán mắc đái tháo đường khi cơ thể không tạo đủ lượng insulin hoặc không thể sử dụng insulin đúng cách. Insulin là một hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Lượng đường trong máu cao có thể gây ra nhiều vấn đề xấu ở các bộ phận của cơ thể như tim, thận, mắt, não… Theo thời gian, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về thận, trong đó có bệnh suy thận.

- Mạch máu bên trong thận bị thu hẹp: Theo thời gian, đường huyết cao có thể khiến các mạch máu trong thận bị thu hẹp lại, gây tắc nghẽn. Tình trạng này làm lượng máu cung cấp cho thận không đủ, khiến thận bị hư hại và làm rò rỉ albumin từ máu vào nước tiểu.

Albumin là một loại protein giữ dịch lỏng trong mạch máu không rò rỉ ra ngoài, nuôi dưỡng mô, vận chuyển các hormone, khoáng chất… đi khắp cơ thể. Nếu xét nghiệm thấy nồng độ albumin trong máu giảm, chứng tỏ bạn đang gặp các bệnh lý về gan hay thận.

- Viêm đường tiết niệu: Việc nước tiểu có lượng đường cao ở người bị đái tháo đường khiến các vi khuẩn trong nước tiểu phát triển nhanh chóng. Tình trạng nhiễm trùng này thường chỉ ảnh hưởng đến bàng quang, nhưng đôi khi, chúng có thể “tấn công” sang thận, gây bệnh suy thận.

Tiểu đường rất dễ biến chứng thành suy thận

Phải làm gì nếu bị tổn thương thận do bệnh đái tháo đường?

Nếu bị tổn thương thận đi kèm bệnh lý đái tháo đường, bạn có thể phải được bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu thăm khám và theo dõi. Người bệnh đái tháo đường có thể giúp thận hoạt động tốt hơn, kìm hãm và làm chậm quá trình thận bị tổn hại nếu áp dụng những điều sau:

- Kiểm soát lượng đường trong máu: Cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình thận bị tổn thương là kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này thường được thực hiện thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên, hạn chế chất kích thích.

- Kiểm soát tình trạng huyết áp cao: Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh suy thận.

- Hạn chế lượng đạm trong khẩu phần ăn: Những người mắc đái tháo đường và bệnh suy thận nên ăn đủ chất đạm để có sức khỏe tốt, nhưng tránh ăn quá nhiều. Nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn ít đạm có thể làm chậm quá trình thận bị tổn thương. Hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng.

Nên kiểm soát tốt tình trạng suy thận do bệnh tiểu đường

- Hãy báo cho bác sĩ biết bất kỳ bất thường nào liên quan đến nước tiểu, tiết niệu: Việc điều trị sớm bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là rất quan trọng. Một số dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu có thể là: Thường xuyên đi tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc có máu, nước tiểu nặng mùi…

- Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn uống: Điều này giúp kiểm soát tình trạng huyết áp cao và giảm sưng phù..

- Giữ mức cholesterol và lipid trong tầm kiểm soát: Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương thêm cho các mạch máu lớn, chẳng hạn như mạch máu ở não và tim.

Người bệnh nên ưu tiên những phương thuốc Đông y với thành phần chính từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường, bệnh nhân có thể trong thời gian dài để kiểm soát đường huyết thận mà không lo bị tác dụng phụ.

<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG

Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha