Phòng ngừa biến chứng tiểu đường không quá khó như bạn nghĩ.

Yếu tố chính trong quá trình phòng ngừa và cải thiện biến chứng bệnh tiểu đường là hạ đường huyết xuống mức bình thường.

Ngày đăng: 31-12-2019

754 lượt xem

1. Xây dựng thói quen lành mạnh

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn ổn định đường huyết tốt hơn đồng thời phòng ngừa và cải thiện các biến chứng tiểu đường.

Bên cạnh việc ăn nhiều rau xanh, hạn chế tinh bột, bạn nên lựa chọn thêm những thực phẩm giàu canxi như sữa ít đường, cá, đậu phụ, hạnh nhân, các loại rau màu xanh sẫm… để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho người bệnh.

Chế độ ăn rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường

2. Tập luyện đúng cách

Việc lựa chọn bài tập thể thao phù hợp sẽ vừa giúp kiểm soát đường huyết vừa tránh tạo áp lực lên các khớp xương ở bệnh nhân tiểu đường. Đối với người gặp phải biến chứng bàn chân như có vết thương, vết loét, chân tay tê bì, nóng rát, đau khớp gối… nên chọn những bài tập nhẹ nhàng như tập hít thở hay ngồi thiền.

3. Chăm sóc bàn chân mỗi ngày

Thói quen xoa bóp chân mỗi ngày giúp cải thiện triệu chứng đau bàn chân. Người bệnh bị biến chứng tiểu đường sẽ dễ mắc kèm biến chứng bàn chân nếu không chăm sóc tốt. Dưới đây là một số cách chăm sóc bàn chân giúp bạn giảm rủi ro này:

- Vệ sinh, giữ bàn chân sạch sẽ. Sau khi rửa chân, cần dùng khăn sạch thấm khô nước, nhất là ở vùng kẽ chân.

- Chọn dép, giày vừa kích cỡ và mang vớ mềm.

- Xoa bóp hoặc chườm ấm để tăng lưu thông máu.

- Không ngồi bắt chéo chân.

- Luôn kiểm tra bàn chân để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, xước, vết thâm, chai… và kịp thời thăm khám bác sĩ.

Biến chứng bàn chân rất nguy hiểm ở bệnh nhân tiểu đường

4. Sử dụng thuốc nếu bị biến chứng xương khớp do tiểu đường

Khi bạn gặp các vấn đề về xương khớp do biến chứng tiểu đường, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc như thuốc kháng viêm giảm đau, glucosamin, canxi… để cải thiện cơn đau hoặc làm chậm tiến triển của bệnh.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau xương khớp là do biến chứng tiểu đường thì đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời. Những hỗ trợ điều trị triệu chứng không giải quyết được nguyên nhân.

Chưa kể, một số thuốc như glucosamin, thuốc giảm đau xương khớp có thể gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, loét dạ dày khi sử dụng dài ngày hoặc liều cao.

5. Dùng thảo dược Đông y

Không phải ngẫu nhiên nhiều thảo dược được sử dụng trong điều trị tiểu đường và cải thiện biến chứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy các hoạt chất sinh học có trong một số thảo dược như Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu có thể giúp cân bằng lại các rối loạn chuyển hóa, đồng thời giảm các tổn thương do biến chứng bệnh tiểu đường.

Biến chứng bệnh tiểu đường là điều có thể xảy ra nếu người bệnh không kiểm soát tốt lượng đường huyết tốt. Điều quan trọng là bạn cần phát hiện sớm và biết cách cải thiện đúng thì sẽ có thể giảm nhẹ bệnh dễ dàng và nhanh chóng hơn.

<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha