Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé?

Mặc dù có thể tự hết sau khi sinh nhưng nếu lơ là trong cách ăn uống, sinh hoạt và không phát hiện kịp thời, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều hệ lụy không đáng có, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé. Do đó, hiểu đúng về bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe cho bản thân và con.

Ngày đăng: 08-10-2020

979 lượt xem

Theo số liệu thống kê từ các tổ chức y tế, cứ 7 thai phụ thì sẽ có 1 trường hợp bị đái tháo đường thai kỳ, tỉ lệ chiếm từ 3 – 7%. Đây cũng là một trong những thực trạng đáng báo động hiện nay.

Một số nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kì

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường ở người bị rối loạn khả năng sử dụng, sản xuất hoóc môn insulin. Đây là hoóc môn chịu trách nhiệm chuyển hóa và đào thải đường ra khỏi cơ thể. Có nghĩa là thiếu hụt insulin làm đường tồn đọng ở máu rồi đi ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Tình trạng này được gọi là bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có định nghĩa là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở từng mức độ khác nhau, thời gian khởi phát bệnh khác nhau. Bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể tự mất đi sau khi mang thai, tuy nhiên trường hợp mắc bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ được xem là rất nguy hiểm.

Đây là lý do mà các bác sĩ luôn khuyến khích các mẹ bầu phải kiểm tra sức khỏe mẹ và thai nhi định kỳ mỗi tháng để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, điều trị bệnh khi cần thiết.

Tiểu đường thai kì là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ:

Phụ nữ trước khi mang thái có cân nặng quá khổ, béo phì hay nhiễm mỡ máu;

- Trong gia đình có người từng mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 hoặc 2, nhất là thế hệ thứ nhất;

- Con đầu lòng khi sinh có cân nặng trên 4kg;

- Thai phụ có tuổi càng cao thì khả năng mắc tiểu đường thai kỳ càng lớn...

2. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Biến chứng nguy hiểm khi bị tiểu đường thai kì đến mẹ và bé

Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kì đối với người mẹ

Nếu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy, trong đó các vấn đề nguy hiểm nhất phải kể đến chính là tăng tỷ lệ thai lưu, sẩy thai, sinh non, tăng huyết áo trong giai đoạn mang thai, đa ối, dễ viêm đài bể thận, tăng khả năng sinh mổ, nhiễm trùng tiết niệu…Cụ thể, các vấn đề về sức khỏe mà mẹ bầu phải đối mặt khi mắc tiểu đường thai kỳ là:

Cao huyết áp

So với các bà bầu có sức khỏe bình thường, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ thường dễ bị tăng huyết áp hơn. Theo đó, tăng huyết áp là hội chứng rất nguy hiểm vì các biểu hiện của nó rất đáng lo ngại, cụ thể như: Co giật, suy tạng, thai nhi không hấp thu chất dinh dưỡng, tăng khả năng sinh non và chết chu sinh.

Do đó, tiểu đường thai kỳ không chỉ là một căn bệnh mắc phải đơn giản trong lúc mang thai mà rất nguy hiểm đối với tính mạng của mẹ và bé. Vì vậy mà việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều tuyệt đối không được bỏ qua khi mang thai ở bất cứ giai đoạn nào.

Sinh non

So với thai phụ có sức khỏe bình thường, thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ có tỷ lệ sinh non cao hơn 16 – 20%. Ngoài ra, trong quá trình sinh, người mắc căn bệnh này có thể sẽ gặp các cơn co giật, nhiễm trùng tiết niệu.

Đa ối

Khi mắc tiểu đường thai kỳ, phụ nữ sẽ bắt đầu thấy nước ối nhiều bất thường, nhất là từ tuần thứ 26 đến tuần thứ 32. Dịch ối càng nhiều, tỷ lệ sinh non càng cao, điều này không hề tốt cho sức khỏe, sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Sẩy thai và thai lưu

Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, các thai phụ hay bị sẩy thai liên tiếp cần phải được kiểm tra glucose huyết một cách thường xuyên.

Nhiễm khuẩn niệu

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng cơ thể khi mang thai không kiểm soát được lượng glucose, điều này góp phần gây nên tình trạng nhiễm trùng khuẩn niệu. Đây là nguyên nhân khiến lượng huyết tương mất cân bằng và bắt buộc phải điều trị bằng thuốc, nếu không sẽ gây nên các bệnh như: viêm đài bể thận cấp, từ đó gây ra rất nhiều các tai biến khác như nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối.

Ảnh hưởng về lâu dài

Một số trường hợp bệnh nhân mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ khỏi hẳn sau khi sinh từ 1 đến 6 tháng. Trong khi đó, một số lại dễ mắc phải tiểu đường tuýp 2 sau khi đến độ tuổi trung niên.

Hơn nữa, nếu có tiền sử tiểu đường thai kỳ, phụ nữ sẽ có tỷ lệ mắc cao trong các lần mang thai tiếp theo. Đặc biệt, người mắc bệnh này trong quá trình mang thai thường rất dễ bị thừa cân béo phì, nhiễm mỡ máu, thừa cholesterol.

Ảnh hưởng đối với thai nhi

Cũng giống như người mẹ, thai nhi cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi bệnh tiểu đường thai kỳ gây nên. Theo nghiên cứu, bệnh này dễ xuất hiện ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối thai kỳ (tính theo đoạn 3 tháng). Do đó, khi mang thai, nếu không cần trọng, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc trên trẻ sơ sinh.

Tăng trưởng quá mức và thai to

Người mẹ khi đang mang thai ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ bị tiểu đường hay rối loạn hoóc môn insulin sẽ làm trẻ hấp thu quá mức dưỡng chất, dẫn đến tình trạng thai nhi phát triển nhanh, to quá mức. Điều này gây khó khăn khi sinh non và tăng tỷ lệ mổ lấy con.

Vàng da sơ sinh

Khi mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cơ thể của thai nhi sẽ tăng cường phân hủy chất hemoglobin gây tăng bilirubin. Đây là một loại huyết tương làm vàng da khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh vàng da bẩm sinh. Trong tất cả các ca sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ thì có đến 25% trẻ sơ sinh bị vàng da.

Các ảnh hưởng lâu dài

Sinh ra từ người mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, khi lớn lên, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị đái tháo đường tuýp 2 nếu không duy trì chế độ dinh dường khoa học mỗi ngày.

Bên cạnh đó, căn bệnh này còn làm trẻ bị rối loạn tâm thần, rối loạn hành động và ngôn ngữ. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ và trẻ sau sinh đều dễ thừa cân béo phì như nhau.

Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?

Giống với đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2, tiểu đường thai kỳ thời gian đầu cũng không có biểu hiện rõ rệt nên khó nhận biết sớm làm việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường có các dấu hiệu nhận biết như sau:

- Vùng kín có cảm giác khó chịu, hay ngứa ngấy, bỏng rát, nấm men…

- Các vết thương bất thường, lâu lành, từ nhỏ thành to.

- Sụt cân liên tục dù ăn uống đầy đủ.

- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và thường thấy buổn ngủ.

- Nước tiểu có nhiều kiến bâu

 Làm sao để phát hiện tiểu đường thai kỳ?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Hiện nay, phương pháp xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu được xem là lựa chọn hàng đầu để phát hiện sớm bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ. Theo đó, để xét nghiệm chính xác bệnh tiểu đường thai kỳ, sản phụ sẽ phải trải qua nhiều lần khám.

Nguyên tắc ăn uống dành cho phụ nữ tiểu đường thai kỳ

Theo bác sĩ phụ sản, đa phần các ca bệnh tiểu đường thai kỳ đều bắt nguồn từ chế độ ăn uống và việc bổ sung dưỡng chất không hợp lý. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc điều trị căn bệnh khá phổ biến này. Theo đó, khi bị tiểu đường thai kì, thai phụ có thể dựa vào chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt và tự đẩy lùi được hội chứng rối loạn insulin, glucose.

Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị tiểu đường thai kì

Cụ thể, thực đơn ăn uống hằng ngày cần tăng cường bổ sung chất đạm tốt, thực phẩm giàu dưỡng chất, vitamin, chất xơ. Đồng thời, thai phụ nên hạn chế tinh bột, lúa gạo, chất béo, đường…

Bên cạnh đó, khẩu phần ăn của mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ chỉ nên bao gồm 30% chất béo từ thịt cá, bơ, các loại hạt… Nhớ cân bằng các loại chất, không ăn chất nào quá nhiều hay quá ít.Không nên vì tâm lý sợ bệnh mà ăn ngày càng ít đi làm thai nhi không đủ dưỡng chất và phát triển chậm.

Thực phẩm dành cho người mắc tiểu đường thai kỳ

- Yến mạch, quả berry.

- Trứng, đặc biệt là lòng trắng trứng.

- Bắp rang.

- Cá nướng.

- Rau luộc.

- Hoa quả tươi.

- Ức gà.

Thực phẩm người mắc tiểu đường thai kỳ nên tránh

- Thực phẩm nướng như bánh rán, bánh ngọt, bánh mì, bánh xốp nước.

- Thức ăn nhanh chế biến sẵn.

- Thức uống có cồn.

- Kẹo ngọt và các loại bánh.

- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: gạo trắng, bánh mì trắng, khoai tây.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?

Trái cây chính là một trong những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời nhất dành cho sức khỏe mỗi người, trong đó có cả người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, tiểu đường tuýp 1 hay 2.

Trong trái cây có đầy đủ các yêu cầu đảm bảo dành cho người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tăng mỡ máu, tim mạch… Vì vậy, thêm nhiều loại quả tươi vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho thai phụ rất tốt.

Tuy nhiên, không phải bất cứ loại trái cây nào cũng tốt cho sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ, bạn cần phải chọn đúng loại mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Táo

Trong các thực đơn mẫu dành để giảm cân, cải thiện sức khỏe, táo luôn là ứng cử viên sáng giá nhất của mọi người. Có câu nói mỗi ngày ăn một quả táo, con người không lo bệnh tật đủ để chứng minh được tác dụng tuyệt vời mà loại quả này mang đến cho sức khỏe con người.

Táo giàu chất chống oxy hóa, các loại vitamin, chất xơ, lượng calo thấp, không có chất béo nên rất tốt cho người bị đái tháo đường. Bổ sung loại quả này thường xuyên sẽ giảm lượng đường trong máu, đào thải cholesterol xấu, tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ tăng sức đề kháng.

Cam

Cam luôn là loại quả được khuyến khích thường xuyên bổ sung mỗi ngày dành cho mọi người, mọi lứa tuổi chứ không riêng gì bệnh nhân tiểu đường thai kỳ. Đây là nguồn cung cấp vitamin C vô cùng dồi dào và lành mạnh giúp cơ thể hạn chế cung cấp cholesterol, ngăn ngừa tích trữ mỡ và đường trong máu.Phụ nữ mang thai có thể uống nước ép cam sau khi ăn sáng khoảng 20 phút, nhớ thêm 1 ít mật ong để bảo vệ hệ tiêu hóa.

Bưởi

Bưởi luôn nằm trong danh sách các loại thực phẩm mà bệnh nhân bất cứ loại bệnh nào nên bổ sung thường xuyên. Loại quả này còn được biết đến như một “thần dược” đốt cháy chất béo, giảm cân và hạ đường huyết.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thói quen uống nước ép bưởi hay ăn bưởi mỗi ngày sẽ ngăn ngừa bệnh tiểu đường, cao huyết áo, đồng thời hỗ trợ tiêu viêm, cải thiện sức khỏe tiêm mạch, điều trị các chứng viêm nhiễm hữu hiệu.

Bình thường, bệnh tiểu đường thai kỳ không quá nguy hiểm, tuy nhiên việc phát hiện trễ và không thay đổi thói quen ăn uống kịp thời mới mang đến nhiều hệ lụy đáng lo ngại cho mẹ và bé

Hơn nữa, những thai phụ không có thói quen kiểm tra sức khỏe của bản thân và thai nhi định kỳ hàng tháng thường không phát hiện ra tiểu đường thai kỳ, nhất là ở giai đoạn 3 tháng cuối rất dễ đối mặt với tình trạng sinh non, nhiễm trùng niệu, cao huyết áp, thậm chí là sẩy thai, thai lưu, sinh con bị dị tật…

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha