Xôn xao khi đã tìm ra phương pháp chữa trị bệnh tiểu đường dứt điểm

“Người bạn đồng hành” cùng bệnh nhân đặc trị chữa tiểu đường từ Bắc chí Nam

Ngày đăng: 02-10-2019

937 lượt xem

Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, lúc này hoc môn insulin của tuyến tụy bị thiếu hụt hoặc giảm tác động ở bên trong cơ thể. Tiểu đường nói một cách dễ hiểu nhất là hiện tượng dư đường trong cơ thể, đặc biệt là lượng đường trong máu luôn ở mức cao.

Ước tính số người tử vong do đái tháo đường và biến chứng đái tháo đường năm nay sẽ là 4 triệu – cứ 6 giây có 1 người tử vong; 20 giây có một người bị cắt cụt chi.

Theo nghiên cứu đánh giá của các chuyên gia y tế về bệnh đái tháo đường vào những năm 2006- khi thế giới có 246 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, người ta dự đoán vào năm 2030 sẽ có 380 - 389 triệu người mắc bệnh thì năm 2012 đã là 371 triệu, năm 2013 đã là 382 triệu, năm 2015 là 415 triệu, năm 2016 là 425 triệu. Ước tính sẽ tăng lên 693 triệu người vào năm 2045.
Bệnh tiểu đường được chia làm 3 dạng khác nhau:
- Tiểu đường type 1 là do tuyến tụy không tiết ra insulin và loại này chỉ chiếm 5 – 10%, xảy ra ở trẻ em, người vị thành niên.
- Tiểu đường type 2 thì là do tuyến tụy giảm tiết insulin hoặc sức đề kháng của insulin bị giảm đi, loại này chiếm đa số tới 90 – 95%, thường xảy ra ở người lớn tuổi, đang có xu hướng trẻ hóa.
- Tiểu đường thai kỳ: xảy ra khi phụ nữ mang thai


Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân của
bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng.
- Do di truyền: bố mẹ bị bệnh nên con bị bệnh
- Béo phì
- Thức khuya, stress, mất ngủ
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý
- Sử dụng thực phẩm, đồ uống chứa cồn, chất kích thích, đồ chiên rán, đồ hộp
- Lười vận động


Tiểu đường có gây ra biến chứng gì hay không?
Tiểu đường không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng biến chứng của nó sẽ dẫn đến hậu quả mà bạn sẽ không ngờ tới nếu không điều trị kịp thời:
- Biến chứng tim mạch: xơ vữa động mạch vành, suy tim, đau tức ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao
- Biến chứng thần kinh: suy giảm trí nhớ, alzheimer, tai biến mạch máu não, tê bì chân tay...
- Biến chứng về da: ngứa mẩn, nhiễm trùng
- Biến chứng mắt: mờ mắt, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, có thể dẫn đến mù lòa
- Suy giảm sinh lý
- Suy thận
- Hạ đường huyết, hôn mê


Vậy bạn có biết làm sao để nhận diện bệnh tiểu đường?
Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh bạn không nên bỏ qua:

  • Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục
  • Đói quá mức
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân dù ăn rất nhiều
  • Vết thương lâu lành
  • Da xấu, hay ngứa
  • Mờ mắt

Để điều trị bệnh tiểu đường cần làm gì?
- Có chế độ ăn uống hợp lý:
+ Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.

+ Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.

+ Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
+ Ăn các loại rau xanh, củ quả tươi, giàu chất xơ

Các loại rau xanh và trái cây tươi là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, các vitamin và khoáng chất tự nhiên. Đồng thời các chúng còn chứa các hàm lượng chất chống oxy hóa, giúp tăng cường và thúc đẩy các hệ thống miễn dịch.

Các loại rau củ: mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina,… là Các loại trái cây tươi chứa ít đường như bưởi, cam, quýt, táo,…
+ Các thực phẩm chứa tinh bột lành mạnh

Những người mắc bệnh đái tháo đường phải đặt mục tiêu giảm thiểu tối đa các loại thức ăn chứa nhiều bột, đường, thay vào đó người bệnh nên dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt thay cho gạo trắng, khoai lang thay cho khoai tây…

+  Hạn chế chất đạm

Các loại thịt màu đỏ, nội tạng của động vật, lòng đỏ trứng gà nên sử dụng hạn chế, và bổ sung các loại chất đạm từ thực vật như các loại đậu, đậu hủ, ăn cá thay cho các loại thịt.
- Sử dụng sữa không đường tách béo

+ Chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa)

Nguồn chất béo có bên trong quả bơ, quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu oliu sẽ giúp ích cho việc giảm nồng độ cholesterol trong máu. 

+ Nên ăn cá ít nhất 2 lần trong 1 tuần

Cá là một trong những nguồn cung cấp chất béo và chất đạm rất tốt cho cơ thể, có thể thay thế cho thịt. Đặc biệt các loại cá biển như cá mòi chứa nhiều axit béo và các omega-3 vừa có lợi cho sức khỏe tim mạch vừa rất tốt cho bệnh đái tháo đường. Lưu ý chúng ta chỉ nên ăn cá dưới dạng hấp, nấu, không nên ăn cá chiên, rán.

+ Uống thảo mộc và các loại thức uống khác

  • Trà
  • Các loại trà thảo mộc.
  • Nước suối không đường.
  • Nước ép trái cây nguyên chất.

- Thường xuyên vận động. Việc này không những giúp ích trong việc điều chỉnh cân nặng hợp lý ổn định, tăng sức dẻo dai cơ thể mà còn tránh được các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ và đau tim.

- Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya. Mất ngủ hay thiếu ngủ sẽ làm tăng kháng insulin.

- Không sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn vì nó có thể làm tăng hoặc hạ đường huyết và bia rượu hay những chất có cồn dần dần sẽ phá hủy các tế bào sản xuất insulin.

- Không sử dụng thuốc lá bởi chất nicotin có trong thuốc lá, ảnh hưởng đến tim mạch do biến chứng tiểu đường gây ra.

- Kiểm soát trọng lượng cơ thể hợp lý
- Tránh căng thẳng, cáu gắt, stress

Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, chỉ cần bạn có hiểu biết tốt về căn bệnh của mình sẽ có hướng điều trị đúng đắn và làm giảm được các biến chứng không xảy ra.

.<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha