3 điều cần tránh trong điều trị bệnh hoang tưởng

Người bệnh hoang tưởng thường có những suy nghĩ, hành vi không phù hợp với thực tế. Chính vì vậy họ rất dễ bị cộng đồng, thậm chí cả người thân kỳ thị, xa lánh. Để việc điều trị bệnh có hiệu quả, cần tránh một số yếu tố tác động đến tâm lý bệnh nhân.

Ngày đăng: 19-11-2017

1,928 lượt xem

Tránh kì thị chế giếu người bệnh hoang tưởng

Ngày nay, xã hội đã có cái nhìn tích cực hơn đối với căn bệnh hoang tưởng, tuy nhiên vẫn có không ít người kỳ thị, chế giễu, xa lánh các bệnh nhân. Mặc dù người bệnh không thể nhận thức đúng đắn, có những suy nghĩ không thể giải thích được nhưng khi họ bị đối xử lạnh nhạt, thờ ơ thì sẽ càng làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Sự kì thị là một thách thức rất lớn trong quá trình điều trị bệnh cũng như sau khi điều trị để bệnh nhân có thể phục hồi.

Sự kỳ thị này bắt nguồn từ sự không thể chấp nhận được những suy nghĩ, hành vi vô lý, khác biệt của người bệnh, hoặc theo tâm lý đám đông từ trước đây, coi người bệnh là điên khùng, thần kinh.

Sự kì thị khiến người bệnh hoang tưởng gặp khó khăn trong cuộc sống

Tránh gọi tên miệt thị và phân biệt đối xử

Tránh các tên gọi mang tính chất miệt thị hay phân biệt đối xử đối với bệnh nhân. Theo thói quen từ trước, thường thì người bị hoang tưởng sẽ bị mọi người hay gọi là điên, khùng, tâm thần... Đây là một căn bệnh, người mắc phải sẽ rất đáng thương, đối với người thân trong gia đình là sự tổn thất rất lớn. Nhưng vô tình nếu bị gọi như vậy, dù người hoang tưởng không thể nhận thức đầy đủ nhưng họ vẫn cảm nhận được sự miệt thị.

Tránh sự phân biệt, kỳ thị đối với người bị bệnh hoang tưởng bằng cách phân biệt đối xử, hạ thấp giá trị của họ hay từ chối hoặc loại khỏi nhóm người không bị hoang tưởng. Tránh phân chia nhóm đối với người bị bệnh hoang tưởng với người không bị bệnh. Vì làm như thế vô tình họ đã bị phân chia và phân biệt đối xử.

Không nhại lại lời nói và hành động của người bệnh

Người mắc bệnh hoang tưởng ở một thể nào đó sẽ có những lời nói, hành động lặp đi lặp lại và không bình thường. Ví dụ người mắc chứng hoang tưởng ảo thanh thì hay nhắc lại một âm thanh nào đó, người mắc chứng hoang tưởng ảo giác, sợ hãi thì luôn hình dung ra một thế lực như ma quỷ, hoặc cướp nên sẽ có hành động khác thường…

Vô tình chúng ta bắt gặp họ và thấy những lời nói, hành động như vậy sẽ thấy nực cười vì thực tế không phải vậy. Nhưng với người bị bệnh, họ không nhận ra được điều đó. Vậy nên chúng ta cần tôn trọng người bệnh, tránh nhại lại lới nói hay hành động của bệnh nhân.

Sự quan tâm và chăm sóc là điều rất cần thiết đối với bệnh nhân hoang tưởng

Gia đình và cộng đồng xung quan cần hiểu rõ về căn bệnh hoang tưởng để người bệnh được đối xử một cách công bằng. Người bệnh hoang tưởng cần được tôn trọng, giúp đỡ, thương cảm không chỉ như bao bệnh nhân khác mà còn phải ở mức độ cao hơn.

Nhưng thực tế, không phải bệnh nhân hoang tưởng nào cũng có được các điều kiện chăm sóc như vậy. Nhất là là gia đình cần lưu ý tránh những điều làm cho bệnh nhân cảm thấy mặc cảm, tự ti. Có như vậy thì việc điều trị bệnh hoang tưởng mới đạt hiệu quả tốt nhất.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha