5 yếu tố nguy cơ gia tăng mắc bệnh ám ảnh sợ hãi

Bệnh ám ảnh sợ hãi có thể gặp ở bất kì ai, tuy nhiên vẫn có một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng mắc căn bệnh này.

Ngày đăng: 11-01-2018

1,752 lượt xem

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ám ảnh sợ hãi

- Tuổi: Bệnh khởi phát lần đầu ở tuổi thơ ấu, thường là 10 tuổi, và có thể tái phát ở những năm sau đó của cuộc đời.

- Người thân: Nếu có người thân bị bệnh hoặc mắc chứng rối loạn lo âu khác, bạn cũng tăng nguy cơ mắc bệnh ám ảnh sợ hãi. Đây có thể là một xu hướng di truyền, hoặc trẻ em có thể vô tình học được thông qua quan sát gọi là bắt chước hành vi.

- Tính khí: Nguy cơ gia tăng trên những người quá nhạy cảm, bị ức chế tinh thần quá mức hoặc suy nghĩ quá tiêu cực.

- Trải nghiệm tiêu cực: Trải qua một sự kiện gây chấn động tinh thần, như bị mắc kẹt trong thang máy hoặc bị tấn công bởi thú vật, có thể khởi phát chứng ám ảnh sợ hãi.

Những trải nghiệm tiêu cực là tiền đề gây ra chứng ám ảnh sợ hãi

- Nghe những thông tin hoặc trải nghiệm tiêu cực: chẳng hạn như tai nạn máy bay, cũng góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh.

 Biến chứng của bệnh ám ảnh sợ hãi

Dù không quá nghiêm trọng, nhưng bệnh ám ảnh sợ hãi cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sống của người bệnh.

- Cô lập xã hội: Tránh những thứ gây sợ hãi có thể gây khó khăn trong các mối quan hệ xã hội. Trẻ em bị chứng bệnh này có thể gặp khó khăn trong học tập, bị tách biệt khỏi bạn bè, dễ mắc chứng trầm cả

- Rối loạn cảm xúc: Những người mắc các chứng bệnh rối loạn lo âu nói chung thường dễ bị trầm cảm

- Lạm dụng chất kích thích: Khi bệnh đã trở nặng, người bệnh thường tìm đến ma túy hoặc bia rượu để giải tỏa căng thẳn

- Tự tử Một số ít cá nhân có thể thực hiện hành vi tự sát.

Điều trị bệnh ám ảnh sợ hãi

Điều trị tốt nhất bằng các liệu pháp tâm lý. Việc tìm hiểu nguyên nhân thường không quan trọng mà chủ yếu tập trung điều chỉnh hành vi tránh né đã phát triển theo thời gian. Mục tiêu là cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp quản lý và kiểm soát tốt hơn phản ứng, suy nghĩ và cảm xúc.

Tâm lý trị liệu

Nói chuyện với chuyên gia về sức khoẻ tâm thần để được tư vấn và hỗ trợ. Liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp nhận thức hành vi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất: 

- Liệu pháp tiếp xúc: tập trung vào việc thay đổi phản ứng với đối tượng hoặc sự việc gây sợ hãi. Việc tiếp xúc dần và từ từ tăng mức độ giúp người bệnh kiểm soát được nỗi sợ của mình. Ví dụ, khi sợ thang máy, liệu pháp sẽ là cho bệnh nhân tiến triển từ đơn giản là nghĩ đến việc đi vào thang máy, nhìn vào thang máy, đến đi và bước vào thang máy.

Tiếp xúc với nỗi sợ hãi là liệu pháp tâm lý để chữa chứng ám ảnh sợ hãi

- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là sự kết hợp giữa liệu pháp tiếp xúc với các liệu pháp khác nhằm tìm cách đối phó với đối tượng hoặc tình huống gây sợ hãi. Bằng cách thay đổi quan điểm về sự vật gây sợ hãi từ đó học cách làm chủ bản thân.

Thuốc

Liệu pháp tâm lý giúp điều trị triệt để bệnh. Tuy nhiên, phối hợp thêm thuốc giúp làm giảm các triệu chứng hoảng sợ và kích động. Thuốc có thể được sử dụng ngay từ ban đầu ( thuốc phòng ngừa) hoặc sử dụng ngắn hạn trong các tình huống cụ thể (thuốc cắt cơn).

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha