5 Yếu tố nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

Việc chẩn đoán tâm thần phân liệt ở trẻ em là quá trình lâu dài và đầy thử thách, bởi một số rối loạn tâm lý khác cũng có triệu chứng tương tự.

Ngày đăng: 03-01-2018

1,730 lượt xem

Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển tâm thần phân liệt ở trẻ em

- Tiền sử gia đình tâm thần phân liệt

- Trải qua bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn

- Đàn ông lập gia đình trễ sinh con muộn

- Biến chứng trong thời kỳ mang thai như thai thiếu dưỡng hoặc nhiễm độc, nhiễm virus gây ảnh hưởng quá trình phát triển của não

- Sử dụng thuốc ảnh hưởng trí tuệ lúc còn nhỏ

Việc chẩn đoán tâm thần phân liệt ở trẻ là quá trình lâu dài và đầy thử thách, bởi một số rối loạn tâm lý khác cũng có triệu chứng tương tự. Chuyên gia tâm lý theo dõi hành vi của trẻ, suy nghĩ, nhận thức của chúng trong 06 tháng hoặc hơn. Theo thời gian, kiểu hành vi, suy nghĩ và dấu hiệu triệu chứng rõ ràng hơn giúp chẩn đoán chính xác tâm thần phân liệt.

Có nhiều yếu tố  gây nên bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

Biến chứng của bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

Nếu không điều trị kịp thời, trẻ sẽ mắc trở ngại về vấn đề sức khỏe, hành vi và cảm xúc. Biến chứng có thể xảy ra sớm hoặc muộn như ý định tự tử, tổn thương tâm lý, xung đột với gia đình, cách ly xã hội…

Tác dụng phụ của thuốc

Tất cả các thuốc trị bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ đều có tác dụng phụ và mối nguy hại cho sức khỏe, tác dụng phụ trên trẻ em không giống như trên người lớn, thậm chí nặng hơn. Tham khảo ý kiến bác sĩ về tác dụng phụ và cách sử dụng thuốc.

Báo cáo tác dụng phụ với bác sĩ, bác sĩ có thể tăng giảm liều hoặc thay đổi thuốc. Một số thuốc có thể tương tác có hại với thuốc đang dùng. Khai báo với bác sĩ các thuốc đang dùng như vitamine, bổ sung khoáng, thảo dược.

Liệu pháp tâm lý chữa bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

Ngoài việc sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý cũng được dùng để giúp kiểm soát triệu chứng và điều chỉnh các rối loạn.

- Cá nhân: liệu pháp nhận thức hành vi, giúp trẻ học cách đương đầu với căng thẳng và thách thức trong cuộc sống hằng ngày, giúp giảm triệu chứng, giúp trẻ kết bạn.

- Gia đình: hỗ trợ và giáo dục định hướng cho gia đình, giúp các thành viên trong gia đình hiểu được bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ để giúp trẻ vượt qua bệnh tình. Giúp cải thiện giao tiếp, giải quyết xung đột, xử lý căng thẳng.

Các liệu pháp tâm lý rất hữu hiệu đối với trẻ mắc bệnh tâm thần phân liệt

Huấn luyện kỹ năng sống

- Giáo dục kỹ năng trong trường học và trong xã hội: đây là một phần quan trọng trong điều trị. Trẻ tâm thần phân liệt thường có trở ngại về các mối quan hệ trong xã hội và trường học. 

- Hướng nghiệp và hỗ trợ nghề: giúp trẻ chuẩn bị, tìm kiếm và duy trì công việc tương lai.

Thay đổi lối sống

- Tâm thần phân liệt ở trẻ em cần điều trị được chuyên sâu, cha mẹ cần chủ động tham gia chăm sóc trẻ.

- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc: giúp trẻ uống thuốc theo toa, ngay cả khi triệu chúng thuyên giảm. Nếu ngưng thuốc hoặc dùng thuốc không thường xuyên, triệu chứng sẽ tái lại và sẽ khó chữa trị hơn.

- Khi triệu chứng trở nặng cần cho trẻ nhập viện ngay. Điều này cũng giúp bảo đảm an toàn cho trẻ, giúp trẻ được ăn uống đủ chất, ngủ ngon, và đảm bảo vệ sinh.

Phòng chống bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

Xác định bệnh sớm và điều trị kịp thời giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em tốt trước khi biến chứng nặng xảy ra. Sớm điều trị cũng giúp hạn chế biến chứng tâm lý, điều trị liên tục giúp cải thiện hồi phục sau này.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha