Các phương pháp phổ biến để điều trị hoang tưởng bị hại

Người mắc hoang tưởng bị hại thường sẽ có suy nghĩ rằng họ đang bị ghét bỏ, thậm chí có ý muốn sát hại họ. Vậy phải điều trị hoang tưởng bị hại như thế nào?

Ngày đăng: 05-07-2018

1,384 lượt xem

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh hoang tưởng bị hại

Tiêu chuẩn chính để xác định chẩn đoán hoang tưởng bị hại là:

- Người bệnh tin rằng mình đang bị bị hại, hoặc có mối nguy hại luôn rình rập mình.

- Người bệnh tin rằng có người đang có ý định hoặc đang lên kế hoạch gây hại, giết hại mình.

Ngoài ra người bệnh còn có các suy nghĩ như có người theo dõi,  chơi khăm,  nói xấu sau lưng, muốn đầu độc họ.

Bệnh hoang tưởng bị hại có nhiều dấu hiệu để nhận biết

2. Nguyên nhân gây ra bệnh hoang tưởng bị hại

Hiện nay, các nhà khoa học và bác sĩ chuyên khoa tâm thần vẫn chưa tìm ra nguyên nhân hay yếu tố nào gây khởi phát hoang tưởng bị hại. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ sau có thể đóng vai trò trong quá trình hình thành và diễn tiến của bệnh:

- Cấu trúc não: Các nghiên cứu chỉ ra rằng một số rối loạn chức năng trong hạch hạch nhân, đường dẫn truyền hạch nền, thùy đỉnh. Các chấn thương não, giảm lượng chất xám ở thùy trán và thùy thái dương cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc hoang tưởng.

- Đột biến gen: Một số đột biến của gen DRD- gen chịu trách nhiệm điều hòa các thụ thể receptor, và TH-gen điều hòa sản xuất tổng hợp Dopamine. Khi có sự đột biến 2 gen này làm rối loạn nồng độ Dopamine, cũng khiến hoang tưởng bị hại diễn ra, thường dạng này được gọi là Loạn thần Dopamine.

- Tăng hoạt bán cầu: Một số bệnh lý thoái hóa thần kinh cũng có thể gây ra biến chứng hoang tưởng bị hại. Trong đó, các khảo sát lâm sàng nhận thấy thường xuyên có sự tăng hoạt não trái ở các trường hợp này. Tuy nhiên, nguyên nhân của cơ chế này vẫn còn đang được tìm hiểu.

- Tiền sử nghiện rượu, chất kích thích, lạm dụng thuốc.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như nồng độ chất dẫn truyền thần kinh, nồng độ các thụ thể cũng có ảnh hưởng đến cơ chế hình thành và diễn tiến của bệnh.

3. Các phương pháp điều trị bệnh hoang tưởng bị hại

- Thuốc chống loạn thần:

Đây là thuốc đầu tay trong điều trị hoang tưởng và các dạng của nó. Đối với các thế hệ cũ, do các tác dụng phụ có thể gây ra các triệu chứng ngoại tháp, người bệnh thường được chỉ định thêm các thuốc khác hỗ trợ để làm giảm tình trạng này. 

Đối với các thế hệ mới, các tác dụng phụ có phần nhẹ nhàng hơn. Thuốc chống loạn thần thường cho kết quả điều trị sau 1- 6 tháng.

Sau khi các triệu chứng cải thiện, người bệnh sẽ được qua giai đoạn theo dõi. Khi đó, người bệnh vẫn phải tiếp tục sử dụng thuốc để duy trì tình trạng ổn định cho đến khi bác sĩ đánh giá tình trạng ổn định hoàn toàn có thể ngưng thuốc.

Nếu muốn hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây chống hoang tưởng, gia đình nên tham khảo thêm các biện pháp chữa bệnh từ Đông y đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả.

Thuốc chống loạn thần thường gây ra nhiều tác dụng phụ

- Liệu pháp hành vi nhận thức:

Liệu pháp này sẽ hỗ trợ hóa trị liệu làm tăng hiệu quả điều trị. Thông qua liệu pháp người bệnh sẽ giúp người bệnh có các phản ứng phù hợp khi họ gặp phải tình trạng sợ hãi khi nghĩ rằng có ai đó đang cố hại mình.

- Trị liệu nguyên nhân, bệnh lý nền:

Nếu tình trạng bệnh hoang tưởng bị hại là kết quả do các bệnh lý nguyên phát như loạn thần do rượu, lạm dụng chất gây nghiện,… Điều trị nguyên nhân sẽ được ưu tiên trong can thiệp điều, khi bệnh lý nền thuyên giảm các triệu chứng hoang tưởng sẽ từ đó giảm theo.

- Khi nói chuyện giao tiếp nên hướng họ về hiện tại, các sự việc đang diễn ra. Tránh cho họ quá chìm sâu vào ảo tưởng của bản thân.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha