Chăm sóc tinh thần bệnh nhân hoang tưởng để hạn chế hành động quá khích

Bệnh nhân hoang tưởng dễ có hành động gây nguy hiểm cho bản thân và người khác. Do đó, ngoài việc dùng thuốc thì việc chăm sóc tinh thần của họ rất quan trọng.

Ngày đăng: 05-09-2018

1,273 lượt xem

Cách tiếp xúc khi bệnh nhân có hoang tưởng

Không nên tranh cãi với bệnh nhân về nội dung hoang tưởng mà họ đang suy nghĩ. Đặc biệt đối với bệnh nhân có hoang tưởng bị hại.

Khi tranh cãi với bệnh nhân hoang tưởng, bệnh nhân sẽ có suy nghĩ là chúng ta không hiểu bệnh nhân nên bệnh nhân không muốn nói chuyên với chúng ta, đặc biệt có những bệnh nhân sẽ có suy nghĩ chúng ta đang bảo vệ người đang hại bệnh nhân, từ đó bệnh nhân lại càng tin vào suy nghĩ của mình.

- Không đồng tình với suy nghĩ của bệnh nhân. Mặc dù không được tranh cãi với bệnh nhân về nội dung hoang tưởng nhưng chúng ta cũng không được cổ súy cho suy nghĩ đó. 

- Đưa bệnh nhân về cuộc sống hiện tại: hướng bệnh nhân nói chuyện về các vấn đề đang xảy ra trước mắt bệnh nhân. Hạn chế tối đa để bệnh nhân bị những người xung quanh trong cộng đồng soi mói, trêu chọc, chế nhạo làm tổn thương bệnh nhân.

Cần có biện pháp tiếp xúc với bệnh nhân hoang tưởng

Chú ý đến cảm xúc của người bệnh

Người mắc bệnh hoang tưởng có thể rất khó hiểu. Điều gì là hợp lý với chúng ta có thể không hợp lý với người bị hoang tưởng. Chính vì vậy, bạn nên cố gắng bình tĩnh tránh tranh luận về các quan điểm hoặc về tính thực tế của các ảo tưởng của người bệnh.

Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến cảm xúc và niềm tin vào thế giới quan của người bênh. Nếu bạn cố gắng tranh luận về tính thực tế hoặc logic, người đó sẽ phong bế thế giới quan của họ, không chia sẻ các quan điểm niềm tin cho bạn.

Điều này không chỉ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn mà còn làm mối quan hệ giữa bạn và người bệnh ngày càng xa cách. Thay vì chỉ trích, phê phán đúng sai, bạn hãy thử cố gắng tập trung vào việc an ủi người bệnh,hỗ trợ theo những cách mà bạn có thể, hoặc đôi khi chỉ cần lắng nghe một cách không phán xét.

Quan tâm đến cảm xúc người bệnh

Người mắc bệnh rối loạn hoang tưởng khá nhạy cảm và dễ bị các cảm xúc tiêu cực chi phối. Do đó, nếu bạn quan tâm đến họ, hãy nói thẳng ra. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy bớt đơn độc. Nếu bạn cảm thấy họ đang quá stress hoặc tình trạng bệnh có vẻ trầm trọng hơn, bạn có thể gợi ý họ đến một bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tốt nhất.

Đồng hành với họ trong quá trình điều trị bệnh

Người bệnh hoang tưởng thường có tính phòng bị khá cao. Ho khá khó để chia sẻ với một người lạ về quan điểm của họ. Do đó, nếu bạn là người thân, có mối quan hệ tốt với người bệnh, bạn có thể để họ có những buổi tâm sự riêng với chuyên gia trị liệu.

Chúng ta nên quan tâm đến cảm xúc của bệnh nhân hoang tưởng

Tránh thể hiện cảm xúc thất vọng và tiêu cực với bệnh nhân hoang tưởng

Điều quan trọng cần nhớ là người bệnh cần được quan tâm, bao dung. Đừng tuyệt vọng, hãy cố gắng thông cảm và bao dung người bệnh. Nếu bạn cảm thấy thất vọng hay tức giận với các hoang tưởng cuả người bệnh, bạn sẽ có thể làm tình hình trở nên căng thẳng hơn.

Nên tìm hiểu về bệnh rối loạn hoang tưởng

Khi chúng ta có ít thông tin về bệnh hoang tưởng, hoặc chỉ nghe thông tin từ một phía thường sẽ có những đánh giá tiêu cực, hay phòng vệ thái quá. Do đó, hãy cố gắng tìm hiểu thêm các thông tin y khoa, khoa học về bệnh này. Điều này sẽ giúp bạn phần nào có cái nhìn thông cảm hơn với người bệnh.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha