Chú ý 3 dấu hiệu này để phát hiện bệnh tâm thần

Bệnh tâm thần sẽ có những biểu hiện cụ thể ra bên ngoài, do đó, bạn cần chú ý để phát hiện sớm căn bệnh này.

Ngày đăng: 27-12-2017

3,275 lượt xem

Cách nói năng và suy nghĩ của bạn có lộn xộn không?

Bạn nên hiểu nói và suy nghĩ lộn xộn theo đúng nghĩa đen của nó. Nghĩa là bạn cảm thấy khó có thể trả lời thấu đáo và đầy đủ cho các câu hỏi. Câu trả lời của bạn thường lạc đề, rời rạc hoặc không hoàn chỉnh.

Cần chú ý xem lời nói và suy nghĩ của bạn có lộn xộn hay không

Trong nhiều trường hợp, nói năng lộn xộn còn đi kèm theo sự bất lực hay không muốn nhìn thẳng vào người nghe, hoặc sử dụng cách giao tiếp không bằng lời, như dùng cử chỉ hay ngôn ngữ cơ thể. Bạn phải nhờ người khác chú ý xem có xảy ra điều này hay không. Với trường hợp bệnh nặng lời nói bị “đan xen lẫn lộn”, các chuỗi lời nói và ý nghĩ không liên quan với nhau và người nghe không thể hiểu.

Cũng như các triệu chứng khác, bạn phải xem xét tật nói và suy nghĩ “lộn xộn” trong bối cảnh văn hóa và xã hội nơi bạn sống.  Ví dụ, một số tín ngưỡng cho rằng người ta sẽ nói bằng thứ ngôn ngữ kỳ lạ không thể hiểu khi được tiếp xúc với một nhân vật thần linh nào đó.

Ngôn ngữ của bạn chỉ có thể xem là lộn xộn nếu người khác đã quen với tập tục văn hóa và tôn giáo của bạn mà vẫn không thể hiểu hay giải nghĩa được (hay trong các tình huống mà ngôn ngữ của bạn “lẽ ra” phải hiểu được).

Nhận diện hành vi loạn tâm thần hay hoàn toàn hỗn loạn

Hành vi loạn tâm thần hay hoàn toàn hỗn loạn biểu hiện dưới một số cách khác nhau. Bạn có thể cảm thấy không tập trung, thậm chí không thể làm các công việc đơn giản như rửa tay, hoặc bị kích động, khờ khạo hay hứng thú một cách không tưởng tượng nổi.

Động cơ hành vi “bất thường” biểu hiện dưới dạng hành vi không phù hợp, không tập trung, thái quá hoặc không có mục đích. Ví dụ, bạn khua tay điên cuồng hoặc làm động tác kì lạ.

Hành vi loạn tâm thần cũng là dấu hiệu để nhận biết bệnh tâm thần

Rối loạn tâm thần là một dấu hiệu khác của động cơ hành vi bất thường. Đối với người bị tâm thần phân liệt nặng, họ có thể ngồi yên không nói trong nhiều ngày liên tục. Những người bị rối loạn tâm thần không phản ứng với yếu tố kích thích từ bên ngoài, chẳng hạn như gợi ý nói chuyện hay đụng chạm vào cơ thể như sờ và khều.

Đánh giá tình trạng mất chức năng

Triệu chứng tiêu cực là những triệu chứng cho thấy “suy giảm” biểu hiện hành vi “bình thường”. Ví dụ, suy giảm biểu hiện tình cảm là một “triệu chứng tiêu cực”, kể cả mất hứng thú với những thứ bạn từng thích hoặc mất động lực làm việc cũng được xem là suy giảm chức năng tiêu cực.

Triệu chứng tiêu cực cũng có thể liên quan tới mặt nhận thức, chẳng hạn như khó tập trung. Các triệu chứng về mặt nhận thức thường gây tổn hại nhiều hơn và người khác dễ dàng nhận ra hơn so với chứng thiếu tập trung hay thiếu chú ý thường thấy ở người bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Không giống như bệnh thiếu chú ý (ADD) hoặc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), những khó khăn về mặt nhận thức diễn ra trong nhiều bối cảnh khác nhau của cuộc sống và gây rắc rối đáng kể

.TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha