Đổ nước lên đầu người bệnh để chữa bệnh tâm thần ở thế kỷ 19

Bạn có biết cách đây vài trăm năm, để chữa bệnh tâm thần, bác sĩ phải đổ nước trực tiếp lên đầu bệnh nhân.

Ngày đăng: 01-05-2019

1,013 lượt xem

Thực hư tác dụng của phương pháp chữa bệnh tâm thần bằng nước

Từ thế kỷ 17, thầy thuốc người Bỉ Jan Baptist van Helmont, sau khi nghe chuyện về một kẻ điên minh mẫn trở lại nhờ lao mình xuống hồ nước, đã áp dụng phương pháp này với bệnh nhân tâm thần. Con trai bác sĩ Van Helmont cho biết cha mình cởi quần áo và trói tay bệnh nhân lại rồi dìm đầu họ xuống nước.

Phương pháp của Van Helmont không thực tế và an toàn vì nhiều bệnh nhân đã chết đuối trước khi được chữa khỏi. Tuy nhiên, cùng với việc mở rộng các bệnh viện tâm thần và sự cải tiến hệ thống ống nước, phương pháp chữa bệnh bằng nước lại trở nên phổ biến. Chỉ khác là thay vì ngâm cả người vào nước, bác sĩ đổ nước trực tiếp lên đầu bệnh nhân.

Suốt thế kỷ 19, các thầy thuốc liên tiếp phát minh ra những hệ thống vòi hoa sen mới. Bác sĩ Alexander Morison (Scotland) thiết kế vòi hoa sen có chỗ ngồi và một lỗ ở trên cao - nơi dòng nước chảy thẳng xuống đầu bệnh nhân.

Bác sĩ Joseph Guislan (Bỉ) sáng tạo chiếc vòi hoa sen lớn với bể chứa nước được lắp đặt trên mái nhà trại thương điên. Bệnh nhân ngồi trên ghế và không biết khi nào nước xả xuống vì họ cho rằng bất ngờ và sợ hãi là một phần của quá trình điều trị, khiến bệnh nhân trở nên tỉnh táo hơn.

Sang thế kỷ 20, cách chữa bệnh tâm thần bằng nước trở nên lỗi thời với sự ra đời của các phương pháp điều trị khác đòi hỏi ít cơ sở hạ tầng chuyên biệt hơn như sốc điện, thuốc chống loạn thần.

Người xưa dùng nước để điều trị bệnh tâm thần

Một số biện pháp kì lạ chữa bệnh tâm thần ở thể kỷ trước

Liệu pháp insulin - hôn mê

Năm 1927, BS. Manfred Sakel (người Áo) đã vô tình tiêm nhầm cho một bệnh nhân bị ảo giác liều insulin lớn khiến nữ bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê. Tuy nhiên, sau khi tỉnh lại, bệnh nhân cho biết không còn chứng ảo giác.

Cách điều trị và sự thành công của BS. Sakel đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Bởi với một lượng lớn insulin có thể khiến cho lượng đường trong máu giảm mạnh, làm cho não bị bỏ đói, đẩy bệnh nhân vào trạng thái hôn mê.

Nhưng tại sao trạng thái vô thức này lại giúp bệnh nhân thoát khỏi bệnh tâm thần lại vẫn chưa được giải thích rõ. Tuy nhiên, do biện pháp này khá nguy hiểm, tỷ lệ tử vong khoảng 1-2% và những bệnh nhân phục hồi cũng rơi vào trạng thái vận động kém, do đó nó không được ứng dụng rộng rãi.

Khoan sọ

Trong nhiều năm qua, các nhà khảo cổ học thường bắt gặp những cái lỗ hình tròn, được khoan rất cẩn thận trong hộp sọ của người cổ xưa. Đây là kết quả của một trong những cách điều trị bệnh tâm thần bằng khoan sọ.

Phẫu thuật là cải tiến mới của biện pháp khoan sọ chữa tâm thần

Người xưa tin rằng ma quỷ ẩn náu linh hồn của chúng bên trong sọ khiến bệnh nhân phải chịu sự khổ sở của những cơn đau hoặc những hình ảnh ma quái xuất hiện trong đầu.

Thủ thuật khoan sọ được áp dụng từ thời kỳ Đồ Đá Mới cho đến đầu thế kỷ 20 để trị bệnh lý tâm thần. Sau này, khi y học phát triển, các bác sĩ đã ứng dụng phương pháp này bằng cách hiện đại hơn là phẫu thuật hộp sọ để điều trị tâm thần.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha