Đừng nghĩ bệnh tâm thần là hiếm

Theo thống kê, cứ 100 người thì lại có 1 người mắc bệnh tâm thần, đặc biệt là người trẻ. Phổ biến nhất là tâm thần phân liệt hoang tưởng, bệnh nhân thường bị ảo giác nghĩ mình là một người đặc biệt quan trọng, người đang bị hại hoặc đang bị bệnh nặng.

Ngày đăng: 05-09-2017

1,910 lượt xem

1. Biểu hiện của tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một rối loạn não bộ ảnh hưởng đến hành vi, suy nghĩ và thế giới quan của một người. Họ có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy những thứ không tồn tại, cho rằng ai đó có ý hãm hại mình hoặc ai đó đang "rình rập" mình.

Người bị tâm thần phân liệt trải qua nhiều giai đoạn trầm cảm và dễ có ý định tự sát. Người bị tâm thần phân liệt sợ hãi với những giọng nói trong đầu mình. Họ thường mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, hay cáu gắt, suy giảm nhận thức. Không phân biệt được đâu là thực, đâu là ảo, nói năng lạ kì, hay lặp đi lặp lại một điều gì đó. Bệ rạc, lười tắm gội vệ sinh.

Người mắc bệnh tâm thần phân liệt thường có cảm xúc tiêu cực ẩn giấu 

Lưu ý trong việc cho người bệnh tâm thần dùng thuốc

Các loại thuốc an thần kinh (haloperidol, tisercin, aminazin...) có thể gây loạn trương lực, cụ thể là bệnh nhân tự nhiên xuất hiện các cơn xoắn vặn ở cổ và lưng gây vẹo cổ, vẹo người, co thắt các cơ ở hàm hoặc cứng hàm, nuốt khó, co thắt các cơ ở họng gây nói khó, nói ngọng...

Thuốc cũng có thể khiến người bệnh trở nên đờ đẫn, vẻ mặt kém linh hoạt, run, cứng cơ, đi lại chậm chạp, phối hợp động tác khó khăn. Bệnh nhân có thể gặp trạng thái bồn chồn bất an do thuốc: buồn bực khó chịu, không thể đứng hoặc ngồi lâu một tư thế, luôn luôn vận động chân tay, phải đi lại để cho đỡ khó chịu.

Lưu ý về vấn đề dinh dưỡng đối với bệnh nhân mắc bệnh tâm thần

Đối với những người mắc các chứng bệnh hoang tưởng, rối loạn tâm thần, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong đó, các loại thực phẩm giàu vitamin B12 nên được bổ sung thường xuyên cho người mắc bệnh hoang tưởng vì nó tham gia tạo ADN, giúp tế bào thần kinh khỏe mạnh và giữ vai trò then chốt trong việc phát triển hồng cầu.

Nên chọn những thức ăn có nhiều đạm, đường, rau (thành phần này cần nhiều vì các thuốc an thần kinh cũng có thể gây táo bón), bổ sung các vitamin (bằng ăn hoa quả tươi), uống nhiều nước. Nếu bệnh nhân có tăng huyết áp, tiểu đường... kèm theo, phải có chế độ ăn dành riêng cho từng bệnh do bác sĩ dinh dưỡng chỉ định.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 để hỗ trợ chức năng hệ thần kinh

Bệnh tâm thần phân liệt có chữa được không?

Bệnh tâm thần phân liệt thường bỗng nhiên xuất hiện với tiến triển chậm, dấu hiệu ban đầu nhỏ nhặt nhưng dần dần sẽ gia tăng. Người thân, bạn bè có thể nhận ra bạn kì lạ nhưng lại không thể xác định chính xác đó là gì.

Mặc dù những suy nghĩ hoang đường đôi khi có thể dẫn người bệnh tới các hành vi bạo lực, nhưng hầu hết người mắc chứng tâm thần phân liệt không gây nguy hiểm cho người khác. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa được bằng thuốc, các phương pháp trị liệu tâm lý nên người bệnh và gia đình không cần bi quan.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha