Giải đáp thắc mắc về trách nhiệm pháp luật của bệnh nhân tâm thần

Thời gian gần đây, xảy ra nhiều vụ án mạng nghiêm trọng do bệnh nhân tâm thần gây ra. Vậy người tâm thần gây án sẽ chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Ngày đăng: 05-08-2018

1,508 lượt xem

Câu hỏi: Dưới góc độ pháp lý, chúng ta nhìn nhận như thế nào về những vụ việc mà nghi phạm là những bệnh nhân tâm thần?

Chuyên gia: Người tâm thần có những hành vi vi phạm pháp luật mà gây tổn hại đến tài sản, thậm chí sức khỏe, tính mạng của người khác là một việc hết sức trầm trọng và nguy hiểm, cần phải có những biện pháp cụ thể và triệt để để ngăn ngừa tình trạng này.

Theo quy định của pháp luật hiện hành có quy định tình trạng không có năng lực, trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi thực sự nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tại khoản 2, Điều 49 của Bộ Luật Hình Sự 2015 cũng quy định người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 thì trước khi bị kết án cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Người bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ

Câu hỏi: Vậy, cơ quan thi hành pháp luật sẽ phải xử lý như thế nào khi người tâm thần gây án?

Chuyên gia: Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với những người tâm thần phạm tội họ có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có kết luận của hội đồng giám định y khoa kết luận chỉ bị hạn chế năng lực hành vi thì vẫn có thể bị truy cứu.

Trong trường hợp Hội đồng y khoa cấp có thẩm quyền kết luận giám định họ bị mất năng lực hành vi thì họ sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, về trách nhiệm dân sự, người tâm thần vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình các nạn nhân, cụ thể ở đây thì người đại diện hợp pháp của người bệnh tâm thần sẽ bồi thường.

Câu hỏi: Trong trường hợp nào thì phải thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người bị bệnh tâm thần?

Chuyên gia: Hiện chưa có quy định về việc yêu cầu chữa bệnh bắt buộc đối với người bị bệnh tâm thần trong trường hợp chưa có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, phần lớn bệnh nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần thì thường vẫn đang sinh hoạt tự do, không có người quản lý, ngoại trừ gia đình.

Nếu trong trường hợp gia đình không phát hiện hoặc ngăn chặn kịp thời trường hợp người tâm thần phát bệnh và có những hành vi vi phạm pháp luật từ đó rất dễ dẫn đến những vụ án đau lòng như thời gian vừa qua.

Nên chữa bệnh sớm thay vì xích trói bệnh nhân tâm thần

Câu hỏi: Vậy gia đình và xã hội nên quản lý những người tâm thần như thế nào để việc chữa trị hiệu quả và tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc?

Chuyên gia: Gia đình có người bị bệnh tâm thần cần chủ động đưa người bệnh đi khám, chữa bệnh. Chúng ta cũng không nên quá trông chờ vào những cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương mà trách nhiệm chính vẫn là từ các gia đình của người có dấu hiệu tâm thần. Chỉ có như vậy mới hạn chế được những hậu quả đau lòng do người bệnh tâm thần gây ra.

ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha