Mách bạn cách phân biệt bệnh tâm thần và bệnh trầm cảm

Tâm thần và trầm cảm đều là 2 bệnh lý về tâm thần khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, về bản chất và cách điều trị 2 bệnh này sẽ khác nhau.

Ngày đăng: 18-11-2018

1,208 lượt xem

Về bản chất

Bệnh tâm thần khiến người bệnh nhìn thực tế một cách bất thường, đặc trưng bởi sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các đáp ứng cảm xúc điển hình. Những bệnh nhân mắc phải tâm thần cần phải được điều trị lâu dài. 

Bệnh trầm cảm (Depression) hay còn được gọi là một rối loạn về cảm xúc, có đặc điểm chung là mang đến những cảm giác buồn bã, mất hứng thú kéo dài gây ra những tác hại không thể lường trước.

Về tần số

Có khoảng 25% bệnh nhân được chẩn đoán tâm thần cũng có đủ những tiêu chuẩn chẩn đoán cho bệnh trầm cảm. Cụ thể hơn, những triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể xuất hiện trong suốt cả quá trình bệnh lý của tâm thần, kể từ lúc khởi phát triệu chứng, bệnh nhân thường có các dấu hiệu như cảm thấy lạc lối, hay tuyệt vọng.

Bệnh trầm cảm khiến người bệnh gần như mất đi mọi động lực trong cuộc sống

Tần suất của bệnh trầm cảm vào khoảng 7%, với nhiều điểm khác biệt giữa hai giới và giữa các độ tuổi khác nhau. Chi tiết hơn, tần số mắc phải trầm cảm ở độ tuổi từ 18 đến 29 cao gấp 3 lần ở những đối tượng 60 tuổi, và tần số mắc bệnh ở nữ cao gấp 1,5 – 3 lần so với ở nam giới. Rối loạn trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, tuy nhiên, khởi phát bệnh thường được ghi nhận ở những bệnh nhân 20 tuổi.

Ở nam, tâm thần thường khởi phát ở giữa tuổi 20. Ở phụ nữ, những dấu hiệu có thể xuất hiện từ những năm cuối cùng ở cùng độ tuổi. Trẻ em ít khi mắc phải căn bệnh này, và nó cũng ít được phát hiện trên những người hơn 45 tuổi.

Về triệu chứng của bệnh

Trầm cảm

Dấu hiệu thường gặp nhất ở những bệnh nhân trầm cảm là sự suy giảm hứng thú hay cảm xúc, khiến cho người bệnh suy giảm khả năng hoạt động, kéo dài ít nhất 2 tuần, đặc trưng bởi ít nhất các triệu chứng sau:

- Tâm trạng chán nản suốt ngày, suy giảm hứng thú với gần như mọi hoạt động. Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hay ngủ quá mức) gần như mọi ngày

- Mệt mỏi hay thiếu năng lượng, uy giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung hoặc khả năng đưa ra quyết định, có những suy nghĩ lặp đi lặp lại về cái chết, về tự sát, có mong muốn tự sát hay thậm chí là kế hoạch cụ thể để tự sát.

Tâm thần

Đa số bệnh nhân tâm thần đều mất đi ý thức về hành vi và suy nghĩ của bản thân

Bệnh tâm thần để lại nhiều hậu quả rất nghiêm trọng, mà trong đó là những vấn đề về sự suy nghĩ, nhận thức, hành vi hoặc tâm trạng. Các triệu chứng và dấu hiệu đó có thể rất đa dạng, nhưng thường gặp nhất là ảo tưởng, ảo giác, hay rối loạn ngôn ngữ, phản ánh sự suy yếu trong chức năng của não bộ. Cụ thể là :

- Hoang tưởng, có suy nghĩ và hành vi kì lạ

- Khó ngủ, dễ bị kích động hay trầm cảm, thiếu động lực sống

- Những hậu quả tiêu cực khác, do nguyên nhân suy giảm hay mất hoàn toàn khả năng hoạt động bình thường. Ý nghĩ, hành vi tự sát.

Khi những triệu chứng của trầm cảm kết hợp với bệnh tâm thần, chúng sẽ càng làm ảnh hưởng đến tâm lý xã hội của bệnh nhân, đồng thời làm tăng nguy cơ tự sát của họ. Do đó, nên phát hiện và điều trị sớm ngay khi bệnh nhân có các triệu chứng trầm cảm hoặc tâm thần.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha