Một phương pháp mới điều trị các hội chứng lo âu và bệnh tâm thần

Đó là “phương pháp thực tại ảo” (Virtual Reality-VR). Chi phí điều trị và mua sắm trang thiết bị để thực hiện phương pháp này ngày càng rẻ nhờ các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này đang phát triển nhiều hơn.

Ngày đăng: 21-09-2017

1,800 lượt xem

Phương pháp thực tại ảo là gì?

Myla Fay, nhà thiết kế sản xuất cho công ty khởi nghiệp (start-up) Limbix tại Silicon Valley vừa tiến hành cuộc thử nghiệm mang tính đột phá: ứng dụng kỹ thuật VR trong điều trị bệnh tâm thần.

Tại văn phòng công ty ở Palo Alto, California (Mỹ), người tham gia thử nghiệm được đội một headset Daydream View của Google. Thông qua phần mềm chuyên dụng và heaset, các nhà trị liệu tâm thần hy vọng sẽ giúp bệnh nhân của họ thoát khỏi triệu chứng lo lắng kinh niên làm giảm chất lượng cuộc sống.

Phương pháp thực tại ảo để chữa bệnh tâm thần

Một trong những người đi tiên phong dùng liệu pháp mới là bác sĩ Dawn Jewell làm việc tại bang Colorado (Mỹ). Mới đây, ông đã nhận điều trị cho một bệnh nhân luôn bị ám ảnh bị xe tông khiến việc một mình đi lại hết sức khó khăn, phải lệ thuộc vào người khác. Hầu như bệnh nhân không thể quay trở về chỗ ông từng chứng kiến một tai nạn giao thông, ngồi sau tay lái lại càng không thể vì những hình ảnh khủng khiếp của tai nạn cứ lưu giữ mãi trong đầu.

Ông đã thăm khám nhiều nơi và trải qua nhiều liệu pháp nhưng ký ức đau buồn vẫn đeo bám. Bác sĩ Jewell quyết định thử dùng kỹ thuật điều trị mới có tên “exposure therapy” (liệu pháp phô bày), với mục tiêu là “reset” lại cảm xúc của bệnh nhân bằng nhiều lần đến nơi xảy ra tai nạn (trên bản đồ đường phố Google chứ không phải đến hiện trường), đối đầu trực diện với nó chứ không tránh né. Ông dùng phần mềm chuyên dụng và heatset như phương tiện điều trị.

Liệu pháp mới giúp bệnh nhân nhìn thẳng vào biến cố tác động lên sức khoẻ tâm thần của họ trong thế giới ảo một cách an toàn và không gây sốc. Bác sĩ cùng họ đến vị trí ảo và thông qua Daydream View kết nối, bệnh nhân sẽ thoải mái kể cho bác sĩ họ cảm thấy thế nào và nghĩ gì trong đầu tại nơi mà trước đây họ không dám đến.

Chính bản đồ đường phố Street View, kho dữ liệu hình ảnh khổng lồ cập nhật thường xuyên của công ty Google đã giúp tạo lại hiện trường ảo đường sá với góc nhìn đa chiều. Sử dụng liệu pháp VR, Jewell đã trị liệu thành công cho một bệnh nhân thứ hai mắc chứng lo lắng vu vơ sau khi bị một người khác gây chấn thương bên ngoài một chung cư.

Liệu pháp này còn được dùng để chữa trị những ám ảnh tâm thần kinh khác như sợ độ cao, sợ qua cầu bằng cách tạo ra những không gian ảo (cầu hay toà nhà cao tầng) mà bệnh nhân có cảm giác như mình đang có mặt tại đó. Bệnh nhân nghiện rượu được đưa đến quán bar ảo để họ nhớ lại cảnh cũ thường gặp và cai nghiện thuận tiện hơn.

Ưu thế của “liệu pháp phô bày”

Trong cách điều trị truyền thống, các bác sĩ chữa bệnh bằng cách đề nghị bệnh nhân tưởng tượng ra cái làm cho họ sợ khi đối mặt, nói rõ hơn là tái hiện trong đầu (bằng tưởng tượng) tình trạng gây ra nỗi sợ cho bệnh nhân. VR đi một bước xa hơn là tạo ra cả một hiện trường ảo chứ không phải tưởng tượng.

Bác sĩ phải cân nhắc thật kĩ để áp dụng phương pháp thực tại ảo

Đây chính là ưu thế của VR khi bác sĩ không cần bắt bệnh nhân tưởng tượng mà bản đồ Google đã giúp tạo ra một không gian ảo ngay trong mắt họ. Những headset “nói chuyện” được với điện thoại thông minh như Daydream của Google hay Oculus của Facebook có giá 400 USD đã giúp kỹ thuật VR phổ biến hơn trong y khoa. Virtually Better còn sáng chế những headset cao cấp có giá bán vài ngàn USD.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha