Những dấu hiệu không nên bỏ qua về bệnh tâm thần ở thiếu niên

Con số về người mắc bệnh tâm thần đang có chiều hướng tăng cao và xu hướng trẻ hóa nhanh chóng.

Ngày đăng: 28-11-2018

1,222 lượt xem

Nhận biết của nhiều người về bệnh tâm thần chưa cao

Hiện nay, sự hiểu biết về bệnh tâm thần của một bộ phận người dân còn chưa cao. Khi nghe tới rối loạn tâm thần có nghĩa là điên dại, là thần kinh… chứ không biết có nhiều loại rối loạn tâm thần khác trong xã hội hiện đại như trầm cảm, lo âu, mất ngủ.

Rối loạn tâm thần thực ra là một loại rối loạn chức năng hoạt động của não với nhiều biểu hiện và mức độ khác nhau. Bệnh lý tâm thần biểu hiện rất đa dạng, không phải chỉ điên loạn, nói nhảm, la hét, loạn thần… mới là tâm thần mà còn nhiều dấu hiệu khác như mất ngủ, suy nhược thần kinh, buồn rầu.

Người trẻ đang phải đối diện với nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần

Những dấu hiệu không nên bỏ qua

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngày càng nhiều người mắc rối loạn tâm thần có nhiều như di truyền, nội sinh do mất cân bằng sinh hóa trong cơ thể, do các chấn thương, tổn thương hệ thần kinh. Nhiều nhất phải kể đến là do đối mặt với áp lực về kinh tế, công việc, học hành căng thẳng hay biến cố trong đời sống cá nhân.

Bị tác động, ảnh hưởng bởi những yếu tố bất lợi từ môi trường cuộc sống hàng ngày, như nghiện game, rượu, ma túy tổng hợp… khiến giới trẻ bị ảnh hưởng hệ thần kinh.

Trong khi đó, việc phát hiện bệnh tâm thần không phải dễ, ngay cả với bác sỹ cũng cần phải tiếp xúc lâu với bệnh nhân cũng như thăm khám nhiều lần. Nếu thấy các biểu hiện bất thường như rối loạn hành vi, tác phong và xúc cảm, có sự khác lạ trong ăn nói, rối loạn giấc ngủ… nên nghĩ tới các rối loạn tâm thần để khám sớm, tránh những hệ quả đáng tiếc, vì để bệnh nhân nặng mới đến điều trị thì hiệu quả giảm rất nhiều.

Có nhiều trường hợp học sinh vì kỳ vọng của gia đình và giáo viên bị stress rất nhiều. Cũng có trường hợp vì đặt mục tiêu cho mình quá lớn dẫn đến tình trạng stress.

Căng thẳng góp phần không nhỏ gây ra rối loạn tâm thần ở người trẻ

Vì vậy những người này phải tự giải tỏa để giảm stress như đi chơi cùng bạn bè, ăn uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng…

Khi thấy con em có biểu hiện bất thường về tâm lý thì gia đình không nên trì hoãn việc đưa đi khám chỉ vì tâm lý không chấp nhận con em mình bị tâm thần. Người càng trẻ tuổi bị bệnh tâm thần càng dễ bị nặng và việc điều trị bệnh sẽ lâu dài.

Để phòng ngừa rối loạn tâm thần ở người trẻ tuổi, tốt nhất bản thân mỗi người cần học cách phân bổ thời gian hợp lý cho mối quan hệ gia đình, bạn bè, công việc và những điều khác làm sao cho mình có một môi trường sống thoải mái nhất có thể để tránh những căng thẳng.

Dành thời gian để có hoạt động thư giãn, luyện tập thể thao, ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, không nên ăn hay ngủ quá muộn vì sẽ làm tăng căng thẳng. Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ dinh dưỡng; tránh sử dụng những chất kích thích. Chấp nhận thực tế khó khăn và cố gắng cải thiện…

Khi thấy người thân có biểu hiện bất thường trong cuộc sống, sinh hoạt, công việc hay có những thay đổi về cảm xúc, hành vi, tư duy, tri giác... nên đi khám và điều trị kịp thời để bệnh chóng ổn định.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha