Những trường hợp cụ thể mắc bệnh hoang tưởng lo lắng

Đối với người mắc bệnh hoang tưởng lo lắng, chỉ cần triệu chứng đau bụng, đau đầu, mệt mỏi là họ đã cho rằng mình mắc bệnh nan y. Mặc dù, quá trình khám chữa bệnh cụ thể không tìm ra bệnh nhưng họ vẫn không tin vào kết luận của bác sĩ, vẫn cho rằng bệnh của mình không chữa được.

Ngày đăng: 25-04-2017

2,108 lượt xem

Một số ca bệnh hoang tưởng lo lắng điển hình

Có trường hợp bệnh nhân đọc báo thấy  mô tả về bệnh ung thư thanh quản. Ngày hôm sau, lúc trời nắng nóng, sau khi đi chơi về, người đó có uống 1 cốc nước đá, tắm nước lạnh, đến tối có biểu hiện ho rồi khan tiếng.

Vậy là ám ảnh mắc bệnh ung thư thanh quản xâm chiếm tâm trí, họ liền đi đến rất nhiều cơ sở để được khám bệnh. Mặc dù ở đâu sau khi soi thanh quản xong cũng khẳng định bệnh nhân chỉ bị viêm thanh quản do dị ứng thời tiết nhưng bệnh nhân vẫn đề nghị xét nghiệm lại vì chắc chắn bản thân đã bị ung thư, bác sĩ cũng đành bó tay.

Ám ảnh bệnh tật luôn khiến người bệnh sống trong lo lắng

Bà N 45 tuổi ở Hà Nội kể rằng, cách đây 6 năm, sau một lần đi ăn tiệc nhà người bạn về bà thấy mệt, ngất xỉu phải đi cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán bà bị rối loạn thần kinh thực vật. Từ đó bà hay mệt mỏi, tim đập nhanh, nặng ngực, hay hoảng sợ, nhiều khi không thể thở được, người mệt rũ.

Bà sợ không dám đi xe máy, thậm chí đi bộ một mình hoặc đến nơi đông người bà cũng sợ vì nhỡ có gì xảy ra không có ai đưa đi cấp cứu. Tại Viện Sức khỏe tâm thần- BV Bạch Mai kết luận: bà bị rối loạn hoang tưởng lo lắng. Sau 6 tháng uống thuốc, bà cảm thấy trong người khỏe hẳn, các triệu chứng khó thở, nặng ngực, hồi hộp, lo lắng giảm 70%.

Các bác sĩ Viện sức khỏe tâm thần cho biết, người mắc bệnh hoang tưởng lo lắng luôn quan tâm quá thái về sức khỏe của mình. Họ không tiếc thời gian để đến rất nhiều trung tâm y tế để gặp bác sĩ để xác nhận hoài nghi về bệnh của mình, xin được làm nhiều xét nghiệm chẩn đoán và tìm mọi cách để điều trị.

Căn cứ vào những triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ chuyên khoa thần kinh và sinh lí cho rằng, bệnh hoang tưởng lo lắng có thể là một biến chứng của các rối loạn tâm lí khác, bao gồm rối loạn ám ảnh- xung lực cưỡng bức, ám ảnh sợ hãi, rối loạn ưu tư toàn phát, tâm thần phân liệt, trầm cảm và các bệnh não như mất trí… Họ thường quá lo hay quá tin mình đã mắc chứng bệnh nào đó và miêu tả bệnh của mình rất ly kỳ…

Bệnh hoang tưởng lo lắng gây khó cho các bác sĩ

Để điều trị bệnh hoang tưởng lo lắng, các bác sĩ cho rằng mọi rối loạn tinh thần nền tảng phải được chữa ngay và chữa đúng. Trước tiên, bác sĩ phải là người tận tình, an ủi người bệnh. Tiếp đến phải huấn luyện họ "quên đi những tri thức đã học”, biết cách đánh giá chính xác những phản ứng kích thích với cơ thể.

Bác sĩ phải hỗ trợ điều trị tâm lý cho người bệnh

Trong thời gian trị bệnh, bác sĩ sẽ tập trung giải thích kỹ những thông tin, chẩn đoán y học, giúp người bệnh ghi nhớ, giảm nhẹ stress có hại. Với người bệnh, những cách sau có thể giúp ích trong việc làm giảm đi bệnh hoang tưởng lo lắng:

- Hạn chế hoặc tránh việc tự tìm hiểu các thông tin về bệnh trên internet, hay sách báo vì điều này sẽ làm tăng lo lắng là mình mắc bệnh.

- Duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ngủ đủ giấc vào buổi tối, ăn uống cân đối, hợp  lý, và một quan niệm sống cởi mở, tích cực; tập luyện những kỹ  thuật thư giãn, ví dụ như hít thở sâu, thiền, hay những cách khác có thể làm giảm lo âu và stress

- Cắt đứt các nỗi lo âu bằng các hoạt động đòi hỏi phải tập trung cao và quên đi bệnh tật như tập thể dục, gặp gỡ bạn bè...

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha