Pháp luật quản lý người mắc bệnh tâm thần như thế nào?

Thời gian qua liên tục xảy ra các vụ án mạng hết sức đau lòng và thảm khốc, nhưng khi pháp luật vào cuôc thì mới phát hiện hung thủ là đối tượng bị tâm thần.

Ngày đăng: 14-07-2018

1,397 lượt xem

Pháp luât quy định về hành vi của người mắc bệnh tâm thần

Người mắc bệnh tâm thần được chia làm hai dạng, đó là: Người bị hạn chế Năng lực hành vi Dân sự hay người bị mất Năng lực hành vi Dân sự. Việc xác nhận họ bị hạn chế hay bị mất năng lực hành vi dân sự dựa trên quyết định của Tòa án trên cở sở yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.

Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì theo quy định pháp luật Hình sự họ không phải chịu trách nhiệm hình sự ( Điều 21 BLHS năm 2015).

Trong trường hợp người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần,

Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự (Khoản 2 Điều 49 BLHS năm 2015)

Hiện nay người mắc bệnh tâm thần được quản lý, theo dõi, điều trị tại gia đình chiếm tỷ lệ lớn. Bởi do văn hóa, lối sống, đạo đức và thuần phong của người Việt ta có từ lâu.

Tuy nhiên, việc giao cho gia đình quản lý đối tượng tâm thần này đang hết sức khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với cộng đồng, cho xã hội, đây là lỗ hỏng trong việc quản lý cũng như quy định pháp luật.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2011/NĐ-CP về việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần. Việc bắt buộc chữa bệnh này chỉ áp dụng trong phạm vi tố tụng hình sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tức là khi có hậu quả hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

Như vậy, trách nhiệm đưa người bị bệnh tâm thần khi khám điều trị phải do sự tự nguyện của gia đình, nó phụ thuộc vào đều kiện hoàn cảnh kinh tế, sự e ngại không muốn cho mọi người biết có người nhà bị bệnh,.. Đây cũng là lý do, nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng khi hung thủ là người bệnh tâm thần xảy ra gần đây.

Có rất nhiều vụ án thương tâm do người mắc bệnh tâm thần gây ra

Cơ quan chức năng cần nghiêm túc trong quản lý bệnh nhân tâm thần

Đã đến lúc, các cơ quan chức năng cần phải có quy định việc đưa người bị tâm thần đi chữa bệnh bắt buộc mới giảm thiểu vụ án mạng hết sức đau lòng. 

Các cơ quan chuyên môn khuyến cáo, những gia đình có người bệnh tâm thần thì bên cạnh việc quan tâm chăm sóc cần quản lý chặt các dụng cụ có tính gây sát thương, không để trong tầm mắt và tầm tay người bệnh, đồng thời đưa những trường hợp có các biểu hiện như thay đổi bất thường về hành vi, tính nết, ngủ ít, đi lang thang đến cơ sở y tế khám để phát hiện và điều trị sớm bệnh tâm thần, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Cần đưa người mắc bệnh tâm thần đi điều trị bắt buộc để hạn chế nguy hiểm

Điều 606 Bộ luật dân sự quy định: “Khi người bị mắc bệnh tâm thần hay một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì phải được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Khi đó thì cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con của người đó sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên.

Như vậy, kể cả trong trường hợp nếu người bị bệnh tâm thần được miễn trách nhiệm hình sự thì người giám hộ nếu không chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mắc bệnh gây ra theo.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha