Vai trò quan trọng của gia đình đối với người mắc bệnh hoang tưởng

Bệnh hoang tưởng có thể xảy ra với bất kì ai, do đó, gia đình phải chuẩn bị tâm lý cho tình huống có người thân mắc căn bệnh này.

Ngày đăng: 25-08-2018

1,334 lượt xem

Biểu hiện thường thấy của người mắc bệnh hoang tưởng

Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có biểu hiện rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, không ngủ, đảo giấc (ngày ngủ đêm thức); rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện hoang tưởng ma nhập, người chết nhập vào, luôn có cảm giác bị theo dõi, bị hại, bị bắt, bị giết, bị bệnh...

Có người lại có hoang tưởng phát minh, nghiên cứu sáng chế...Tuy nhiên, bệnh hoang tưởng rất khó chẩn đoán bởi biểu hiện của người bệnh rất phức tạp.

Cũng không giống như những bệnh tâm thần khác, bệnh hoang tưởng thường tới bất ngờ, mặc dù trước đó một thời gian người bệnh có thể có những biểu hiện khác thường như bị mất ngủ. Khi lên cơn, người bệnh thường kể cho mọi người thân rằng mình bị rình rập, theo dõi, đe dọa, bị ma ám hoặc vừa nhận được một nhiệm vụ đặc biệt...

Trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể có những hành động có hại cho bản thân hoặc cho người khác, sau đó thường có xu hướng lẩn trốn vì mặc cảm tội lỗi. Vì vậy, để muốn biết chính xác có mắc bệnh hay không người bệnh cần đến khám chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời. 

Người bệnh hoang tưởng thường suy nghĩ về những thứ không có thật trong cuộc sống

Gia đình cần có kiến thức về bệnh và mở lòng với người bệnh

Trước khi đưa ra bất cứ suy đoán nào về tình trạng của người bệnh, gia đình nên có kiển thức cơ bản nhất về chứng hoang tưởng, bao gồm khái niệm, biểu hiện, biện pháp điều trị, cách chăm sóc người bệnh. Từ đó, gia đình mới dễ dàng nhận ra sự thay đổi của bệnh nhân và có giải pháp kịp thời nhất.

Bên cạnh đó, nên mở lòng với họ, nói về những triệu chứng hoang tưởng kì lạ mà họ đang gặp phải một cách nhẹ nhàng nhất. Điều này có thể giúp bạn bình thường hóa khái niệm hoang tưởng và làm mọi việc dễ dàng hơn.

Gia đình nên mở lòng để chia sẻ với người bệnh hoang tưởng thay vì chì chiết họ

Một số gợi ý khác

- Tạo bầu không khí cởi mở cho cuộc trò chuyện.

- Nói với người bệnh các thông tin có thực về hội chứng này mà bạn đã nghiên cứu và chia sẻ cảm nghĩ của bạn.

- Hãy chuẩn bị tâm lý vì bạn có thể nghe họ nói những điều bạn không thích. Nếu bạn thấy khả năng hòa nhập của họ không tốt hoặc hành vi của họ là ngoài tầm kiểm soát, hãy hỏi han để chia sẻ.

- Nếu bạn quá lo lắng cho người thân của mình, hãy xin lời khuyên của các bác sĩ. Do nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần có thể biểu hiện ra ngoài cơ thể, sút cân là hiện tượng phổ biến nhất nhưng không phải là duy nhất.

- Nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng thời gian và liều lượng, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của họ

Hy vọng những gợi ý trên phần nào giúp các gia đình có người bị hoang tưởng hiểu hơn các cách giúp người thân thoát khỏi những áp lực do rối loạn hoang tưởng gây ra, từ đó giúp họ tái hòa nhập lại với cuộc sống bình thường.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha