Vì sao nên điều trị sớm rối loạn tâm thần ngay khi có dấu hiệu phát bệnh?

Nếu được điều trị sớm, nhiều khả năng người mắc rối loạn tâm thần trở lại cuộc sống bình thường.Đồng thời giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để thuyết phục người bệnh đi chữa bệnh là điều hết sức khó khăn.

Ngày đăng: 15-07-2017

1,786 lượt xem

1001 câu chuyện dẫn đến chứng rối loạn tâm thần

Anh T(27 tuổi), là trưởng phòng của một doanh nghiệp lớn khi tuổi đời còn rất trẻ, chính vì vậy mà áp lực lên T ngày càng nhiều. Thời gian đầu anh T thường yên lặng ở trong phòng, nhưng càng về sau, gia đình càng thấy anh có nhiều biểu hiện lạ như la hét, phá phách đồ đạc. Lúc này, ba mẹ anh mới đưa anh đến khám tại Bệnh viện Tâm thần và được chẩn đoán anh T. mắc bệnh hoang tưởng do áp lực công việc. 

Áp lực công việc là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần

Có bệnh nhân còn viết cả thư cầu cứu, mô tả bệnh tình của mình như: Tôi đã trải qua sự căng thẳng ghê gớm, tột độ, sợ hãi, lo lắng, hồi hộp, mệt mỏi, sống dở chết dở, chán nản, giận dữ, u ất, vô vọng, ức chế, sốc, khiếp sợ, hãi hùng, đau đớn, đời sống thống khổ trong tâm trí, bế tắc trong mọi sự giúp đỡ, bào mòn sự nhẫn nại, bóp chẹt mọi hi vọng, trầm cảm, chấn thương tâm lý, tổn thương tinh thần suốt hơn 12.225 giờ liên tục cho đến nay.

Tôi đã mắc phải căn bệnh: rối loạn tâm thần phân liệt, rối loạn ngôn từ, nhận thức, cảm xúc, nhân cách, tiền đình, thoái hóa tế bào thần kinh não bộ lan tỏa, sa sút trí tuệ, xáo trộn điện hóa sinh não bộ... Do vậy, mỗi khi chợp mắt bất kể ngày hay đêm thì xuất hiện ảo ảnh, những luồng ánh sáng thuần khiết, những cảnh tượng kỳ bí và huyền ảo, những thế giới mà tôi chưa bao giờ trông thấy, những ngôn ngữ, âm thanh lạ.

Các hiện tượng xảy ra ở não bộ và cơ thể tôi như có gì đó, cảm nhận giống như kim châm, di chuyển xung quanh vỏ não, thường đau ở đỉnh đầu, nửa đầu và các cơn đau chùm. Còn tim mạch thi thoảng nhói đau, đập mạnh, đôi khi co thắt, kể cả trong chiêm bao, thường xuyên đau rát cuống họng, bụng cồn cào, giống như không khí và dịch tràn đầy bên trong cơ thể.

Điều trị sớm rối loạn tâm thần để hạn chế biến chứng nguy hiểm

Theo các chuyên gia về thần kinh, rối loạn tâm thần (tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, loạn thần...) là rối loạn các chất chuyển hóa thần kinh trong não.

Khi các chất này gia tăng sẽ làm tăng hoạt động cảm xúc, tư duy và khi tăng nhiều quá, hoạt động cảm xúc, tư duy liên tục sẽ gây ra sự suy yếu và tổn thương hệ thần kinh. Nếu không được điều trị tốt để giảm các chất này xuống thì các tổn thương sẽ nhiều lên.

Những người bệnh bị rối loạn tâm thần sẽ có những biểu hiện dễ phát hiện như vui hoặc buồn quá mức bình thường, tuy nhiên, khởi phát triệu chứng bệnh từ từ nên rất khó phát hiện. Chỉ người thân thiết mới phát hiện được người bệnh có những thay đổi tính cách, hành vi bất thường khi bị rối loạn tâm thần.

Bằng mọi cách hãy thuyết phục bệnh nhân rối loạn tâm thần đi khám chữa bệnh

Thế nhưng, việc thuyết phục bệnh nhân chấp nhận sự khác lạ của bản thân và đồng ý đi khám chữa bệnh là điều không hề đơn giản. Chính vì vậy, nhiều người để bệnh tình nặng đến mức mất hết nhận thức mới cưỡng chế điều trị thì đã quá muộn. Do đó, bằng mọi cách hãy đưa người bệnh đến các cơ sở chuyên khoa tâm thần để được tư vấn kịp thời nhất.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha