Nhiễm viêm gan B khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Viêm gan B có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó nếu phụ nữ bị viêm gan B khi mang thai sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Ngày đăng: 27-04-2020

821 lượt xem

Phụ nữ nhiễm viêm gan B khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng do virus tấn công gan gây ra. Phần lớn phụ nữ nhiễm viêm gan B khi mang thai thường sẽ có diễn tiến bình thường, không gây tử vong. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bầu bị nhiễm viêm gan B sẽ bùng phát viêm gan cấp tính, tình trạng này có thể xảy ra khi mang thai hoặc sau khi sinh.

Mặc dù, viêm gan siêu vi B không gây nhiều nguy hiểm cho mẹ bầu nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Mẹ bị viêm gan B khi mang thai, trẻ sinh sẽ có nguy cơ bị viêm gan siêu vi B mãn tính, kéo theo đó là rất nhiều hệ lụy sức khỏe và nguy cơ như:

- Thai chậm tăng trưởng trong tử cung.

- Thai nhẹ cân.

- Trẻ có nguy cơ sinh non và sảy thai.

- Có thể gây tổn thương gan của bé trong bào thai.

Viêm gan B khi mang thai dễ gây ra nhiều hậu quả đối với thai nhi

Mẹ nhiễm viêm gan B có cho con bú sữa được không?

Phụ nữ nhiễm viêm gan B sau khi sinh con vẫn có thể cho trẻ bú sữa bình thường, nhất là khi trẻ đã được chủng ngừa vắc-xin, đồng thời cũng được tiêm kháng thể kháng virus siêu vi B. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ lây nhiễm viêm gan B thông qua sữa mẹ là rất thấp, do đó, các khuyến cáo từ tổ chức Y tế, em bé sinh ra từ mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B vẫn có thể bú được sữa mẹ

Viêm gan B cấp trong giai đoạn hậu sản có gây ảnh hưởng đến trẻ?

Phụ nữ sau sinh do thay đổi hệ miễn dịch bên trong cơ thể nên một số trường hợp có thể sẽ bộc phát viêm gan cấp. Tuy nhiên, trẻ sinh ra thì lại rất hiếm khi bị viêm gan cấp, tình trạng trẻ thường gặp phải nhiều nhất chính là bị nhiễm viêm gan B mãn tính.

Con đường lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con và cách hạn chế lây nhiễm

Lây truyền qua đường máu.

- Lây truyền qua đường sinh nở.

- Qua tiếp xúc cho con bú sữa mẹ (rất hiếm).

Trong 3 con đường lây truyền phổ biến thì lây truyền qua đường máu sẽ gây ảnh hưởng nhiều nhất. Đặc biệt, phụ nữ trong 3 tháng cuối thai kỳ nếu virus viêm gan B tăng sinh, nảy nở nhiều thì nguy cơ lây truyền cho trẻ sẽ càng cao. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy mẹ bầu nhiễm viêm gan B sau khi được điều trị bằng thuốc ngay cả trong lúc mang thai và sau khi sinh nếu được chủng ngừa tích cực và đầy đủ thì có đến 99% các em bé sẽ không bị nhiễm virus về sau. Trong trường hợp chỉ chủng ngừa cho trẻ, còn người mẹ không được dùng thuốc kháng virus trong lúc mang thai thì sau khi sinh ra có khoảng 5% các trường hợp em bé sẽ bị nhiễm virus viêm gan B, mặc dù đã được chủng ngừa.

Nên tiêm phòng cho trẻ sớm để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm gan B bao lâu mới được có thai?

Các chuyên gia cho rằng, chị em phụ nữ nên thực hiện tiêm ngừa viêm gan siêu vi B trước khi mang thai. Một liệu trình tiêm phòng thường diễn ra trong vòng 6 tháng cho 3 mũi tiêm. Do đó, phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm ngừa viêm gan B ít nhất 6 tháng, sau 6 tháng chị em có thể mang thai. Trong ngừa hợp đang tiêm ngừa viêm gan B nhưng lại mang thai thì mẹ bầu vẫn có thể tiếp tục thực hiện liệu trình tiêm ngừa trong giai đoạn thai kỳ.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

           BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha