Dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh suy thận mà bạn cần biết và cách chữa bệnh bằng Đông y

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh suy thận để chẩn đoán và điều trị kịp thời chính là cách tốt nhất bảo vệ tính mạng cho bệnh nhân bị suy thận.

Ngày đăng: 25-05-2023

266 lượt xem

1. Bạn biết gì về chức năng của thận đối với cơ thể?

Bạn biết không, để cơ thể chúng ta hoạt động một cách hoàn chỉnh nhất thì thận đóng một vai trò rất quan trọng với các chức năng cụ thể như sau:

- Lọc máu và chất thải là chức năng chính của thận: Thận sẽ lọc các chất thải và chỉ giữa lại protein và các tế bào máu. Chất thải sẽ được tiết ra vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.

- Bài tiết nước tiểu: Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận. Trước tiên là quá trình lọc máu qua màng lọc ở vách mao mạch ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận.

- Tiếp đến là quá trình hấp thu lại: Quá trình này đã biến 172 lít nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức mỗi ngày. Các chất độc hại còn sót trong 480ml huyết tương qua cầu thận vào trong động mạch đi sẽ được lọc tiếp ở ống thận nhờ quá trình bài tiết tiếp. Nước tiểu chính thức sẽ được đổ vào bể thận, xuống ống dẫn nước tiểu rồi được tích trữ trong bàng quang, và cuối cùng được thải ra ngoài nhờ ống đái.

- Điều hòa thể tích máu: thận có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào có trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Khi chúng ta uống nhiều nước thì lượng nước tiểu sẽ tăng lên và ngược lại.

- Ngoài ra thận còn có vai trò nội tiết do bài tiết hormon renin tham gia điều hòa huyết áp và sản xuất erythropoietin có tác dụng làm tủy xương tăng sản xuất hồng cầu khi oxy mô giảm. Thận còn tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin D3 và chuyển hóa glucose từ các nguồn không phải hydrat carbon trong trường hợp bị đói ăn lâu ngày và bị nhiễm acid hô hấp mạn tính.

Thận có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể

2. Những dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh suy thận

Việc chúng ta nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh suy thận có ý nghĩa quan trọng đối với việc điều trị cũng như hồi phục. Dưới đây là một số dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu có thể gặp mà bạn cần biết:

Đau lưng

Khi xuất hiện những cơn đau lưng lan dần ra phía trước vùng hông hoặc chậu, đây có thể là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu mà bạn cần lưu ý.

Khó thở

Suy thận khiến cho người bệnh không thể lọc được chất thải trong máu ra ngoài và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu. Điều này là nguyên nhân làm cơ thể bị ứ dịch và gây suy giảm chức năng của phổi. Thêm vào đó, lượng hồng cầu giảm dẫn đến quá tình vận chuyển oxy sẽ gặp khó khăn. 

 Cơ thể bị phù nề

Chất thải không thể loại bỏ ra được khỏi cơ thể sẽ khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng tích trữ nước, gây phù nề những vùng như chân, tay và mặt.

Tiểu tiện bất thường

Chức năng của thận sẽ ảnh rất lớn đến tình trạng tiểu tiện. Chúng ta cần phải lưu ý khi gặp phải các vấn đề như đi tiểu nhiều hoặc ít hơn so với bình thường, nước tiểu có màu, mùi bất thường hoặc lẫn máu. 

Suy nhược cơ thể

Hầu như bệnh nhân nào bị suy thận mạn tính cũng đều gặp phải tình trạng thiếu máu. Điều này dẫn đến chức năng hoạt động của thận bị suy giảm chỉ còn từ 20% đến 50% hiệu suất so với người bình thường. Nếu như, bạn vẫn nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc nhưng cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải thì đây có thể là dấu hiệu của suy thận. 

Da bị phát ban và ngứa ngáy

Khi thận gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình lọc chất thải ở trong máu. Điều này khiến cho da bị phát ban và ngứa ngáy. Chính vì vậy, cần phải lưu ý khi gặp những triệu chứng ở da như thế này.

Bị hôi miệng

Khi chất thải không thể lọc ra khỏi cơ thể và tích trữ lại quá nhiều ở trong máu sẽ gây ra hôi miệng. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy trong miệng như có vị của kim loại. Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh răng miệng.

3. Một số thói quen sai lầm dẫn đến dẫn đến tổn thương thận và gây suy thận mà bạn nên biết

Nhịn tiểu

Trong nước tiểu chứa các chất thải, chất độc được đẩy ra ngoài. Nhịn tiểu thường xuyên làm nước tiểu ứ đọng bên trong bàng quang, gây áp lực lên bộ phận này. Bàng quang trở thành mảnh đất màu mỡ cho các vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cơ thể. Từ đó gây nên hiện tượng đái dầm tâm thần, viêm nhiễm bàng quang… Và bệnh suy thận cũng bị gây ra bởi nguyên nhân này. Để phòng tránh bệnh suy thận nên đến nhà vệ sinh gần nhất khi có cảm giác buồn tiểu.

Lười uống nước

Uống quá ít nước mỗi ngày là một trong những nguyên nhân gây nên suy thận. Khi lượng nước được nạp và cơ thể quá ít, hệ tiết niệu cũng hoạt động ít hơn. Vì vậy phải mất một thời gian để tích trữ nước tiểu cho một lần đào thải. Nước tiểu khi đó sẽ trở nên đậm đặc hơn. Các chất thải, chất độc sẽ lắng đọng xuống khiến cho thận dễ hình thành sỏi. Quá trình này lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận và gây nên bệnh suy thận.

Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt. Khi đó thận sẽ phải làm việc nhiều hơn. Vì vậy, để phòng tránh bệnh suy thận nên uống đủ nước cho cơ thể cần mỗi ngày.

Ăn mặn

Ăn mặn thường xuyên khiến cơ thể phải hấp thụ cả lượng muối bị dư thừa, làm huyết áp tăng cao. Khi đó sẽ tạo áp lực cho thận, buộc thận phải làm việc nhiều. Từ đó dẫn đến bệnh suy thận…

Với những người mắc bệnh thận thì thói quen ăn mặn gây tác hại rất lớn. Nên giảm lượng muối nạp vào cơ thể để chức năng của thận được cải tạo tốt hơn. Để phòng ngừa bệnh suy thận, nên giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn.

Thói quen thích ăn ngọt, uống nhiều nước ngọt

Ăn quá nhiều đường dẫn đến huyết áp tăng và gây ra bệnh tiểu đường. Chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thận. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại đồ uống có đường thường xuyên sẽ làm tăng Protein trong nước tiểu. Và đây cũng là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh suy thận.

Nước ngọt là loại đồ uống phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, chúng lại chứa nhiều axit với độ pH cao, làm ảnh hưởng đến cơ thể người sử dụng. Độ pH tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Nguyên nhân là do bộ phận này là cơ quan điều chỉnh độ pH của cơ thể. Vì vậy, nếu uống nhiều nước ngọt trong một thời gian dài sẽ rất dễ có nguy cơ mắc bệnh suy thận.

Bỏ bữa sáng

Thông thường, buổi sáng là thời gian túi mật hoạt động bài tiết dịch để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi túi mật không có thức ăn để tiêu hóa sẽ làm cho dịch mật tích tụ lâu hơn trong cơ thể. Cứ như vậy trong một thời gian dài sẽ tạo điều kiện hình thành sỏi mật, sỏi thận. Từ đó dần dẫn đến bệnh suy thận.

Thói quen uống bia, rượu

Chất cồn trong bia, rượu ảnh hưởng rất lớn đến chức năng lọc và thải độc khỏi máu của thận. Bia rượu sẽ gây ứ đọng acid uric. Chúng làm tắc nghẽn ống thận và khiến thận bị suy một cách nhanh chóng.

Thói quen ăn ít rau, nhiều thịt

Ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều hơn. Thận cũng phải hoạt động rất nhiều lần để thải các chất độc có trong thịt. Trung bình người 50kg sẽ cần khoảng 40g Protein mỗi ngày (tương đương với 300g thịt). Do vậy, để phòng ngừa bệnh suy thận nên ăn thịt với lượng vừa phải.

Tự ý dùng thuốc và dùng sai hướng dẫn

Việc tự ý dùng thuốc, dùng sai cách có thể dẫn đến tổn thương thận, suy thận. Một số loại thuốc có thể gây tổn thương thận (đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp) như kháng sinh nhóm Aminoglycoside, thuốc kháng lao, hóa chất điều trị ung thư, thuốc cản quang,… Chính vì vậy, việc dùng thuốc đúng cách, đúng hướng dẫn là vô cùng quan trọng. Cần được sử dụng đúng cách theo hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ. Để phòng tránh bệnh suy thận không nên tùy ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

4. Một số lưu ý đối với người bệnh suy thận

Bệnh suy thận thường tiến triển qua nhiều giai đoạn, nặng dần lên theo từng đợt và cuối cùng dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Lúc này hai thận gần như đã mất hoàn toàn chức năng và đòi hỏi bệnh nhân phải điều trị thay thế thận như ghép thận, lọc máu, …

Việc điều trị sẽ gây ra gánh nặng lớn về kinh tế cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Do đó, suy thận cần được phòng ngừa cũng như chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Để tiết kiệm về chi phí cũng như điều trị được bệnh tận gốc, bạn có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp điều trị bằng Đông Y rất an toàn cho sức khỏe người bệnh, giúp hỗ trợ và điều trị các chứng thận suy một cách hiệu quả.

TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ: NGÀY 14/05/2023 CHỈ SỐ suy thận CREATININE LÀ 743 (2H 30 CHIỀU NGÀY 16/05/2023 MỚI UỐNG THUỐC)

KẾT QUẢ SAU 05 NGÀY ĐIỀU TRỊ CỦA ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI: CHỈ SỐ suy thận CREATININE GIẢM XUỐNG CÒN 689
 
 
0H03 PHÚT NGÀY 23/05/2023 KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM CHỈ SỐ CHỈ SỐ suy thận CREATININE LÀ 637
 
ĐÂY CHÍNH LÀ KẾT QUẢ CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ BẰNG PHÁC ĐỒ CỦA ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI.
 
BỆNH SUY THẬN VẪN CÓ CƠ HỘI ĐƯỢC CHỮA TRỊ KHỎI BỆNH khi được điều trị bằng phác đồ CỦA ĐÔNG Y TRỊNH GIA để sau thời gian ngắn vài ba tháng. Bệnh SUY THẬN ĐƯỢC KHỎI
BỆNH SUY THẬN được điều trị khỏi mang tính khách quan. Vì đây là căn bệnh khám, xét nghiệm từ 4 bệnh viện cho ra CÁC CHỈ SỐ RÕ RÀNG.
 
Bởi vậy, quý bệnh nhân và người thân không may bị căn bệnh SUY THẬN HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI để được tư vấn, chữa trị ngay. Chưa bao giờ là quá muộn. 
 
Cho dù đã chuyển sang giai đoạn nào, nguyên nhân bị SUY THẬN từ tiểu đường, hay từ tim mạch,... VÌ "CÒN NƯỚC CÒN TÁT". 
 
Lưu ý: ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI CHỈ CÓ 2 NƠI:
 
1. THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐT: 0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha