Triệu chứng bệnh suy thận có dễ nhận biết không và cách điều trị bằng Đông y

Suy thận là bệnh lý phát triển âm thầm theo thời gian và thường không có biểu hiện về triệu chứng rõ ràng, hầu như khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng.

Ngày đăng: 25-05-2023

219 lượt xem

Nguyên nhân gây suy thận cấp

- Thiếu lưu lượng máu đến thận

- Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận

- Những bệnh lý tại thận gây ra

- Mất nước

- Mất máu do chấn thương

- Tổn thương thận từ nhiễm trùng huyết

- Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc

- Phì đại tuyến tiền liệt

- Biến chứng trong thai kỳ, như sản giật và tiền sản giật 

Nguyên nhân gây suy thận mạn:

- Viêm cầu thận

- Viêm ống thận mô kẽ

- Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp

- Bệnh thận đa nang

- Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần

- Tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư

- Trào ngược bàng quang niệu quản gây ra tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy thận 

2. Một số triệu chứng suy thận mạn mà bạn nên biết

- Suy nhược: chán ăn sớm hầu như luôn là một triệu chứng phổ biến của suy thận giai đoạn đầu. Khi tình trạng rối loạn chức năng thận tiến triển, triệu chứng này ngày càng trở nên nặng nề hơn. Vì là một triệu chứng không đặc hiệu, dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu thường bị bỏ qua và không tìm hiểu kỹ lưỡng.

- Thiếu máu: Mức độ huyết sắc tố bắt đầu giảm, người bệnh có thể trông xanh xao dù không có bất kỳ vị trí mất máu nào rõ ràng trên cơ thể. Đây là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh thận, làm người bệnh luôn suy nhược và mệt mỏi. Nguyên nhân của thiếu máu là do nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố bao gồm mức Erythropoietin thấp - vốn được tổng hợp ở thận, lượng sắt thấp, tích tụ độc tố gây ức chế tủy xương.

- Phù xung quanh mắt: Biểu hiện sưng hoặc bọng mắt xung quanh mắt do tích tụ chất lỏng trong tế bào hoặc mô mềm. Đây là một trong những dấu hiệu sớm nhất của quá trình rối loạn chức năng thận. Tình trạng này còn đặc biệt nổi bật ở những người bệnh bị thất thoát một lượng đáng kể protein qua thận như trong hội chứng thận hư. Mất protein từ cơ thể làm giảm áp lực nội mạch và dẫn đến tích tụ chất lỏng ngoài mạch ở các vị trí khác nhau như xung quanh mắt.

- Thay đổi lượng nước tiểu: Để phát hiện được dấu hiệu ngày, người bệnh phải biết cách theo dõi rất cẩn thận lượng nước tiểu của mình. Ví dụ, lượng nước tiểu có thể giảm hoặc người bệnh có thể cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm . Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo chức năng lọc của thận bị hạn chế.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

- Nước tiểu có bọt hoặc máu trong nước tiểu: Hình ảnh sủi bọt quá mức trong nước tiểu cho thấy sự hiện diện của protein trong nước tiểu. Khi cơ chế lọc của thận đã hoặc đang bị tổn thương, protein, tế bào máu bắt đầu thất thoát ra ngoài theo đường nước tiểu. Vì vậy, những thay đổi về màu sắc, độ đặc hoặc tính chất của nước tiểu nên được ghi nhận và thông báo càng sớm càng tốt cho bác sĩ chuyên khoa thận.

- Buồn nôn và nôn vào buổi sáng sớm: Một trong những dấu hiệu suy thận sớm nhất là buồn nôn vào sáng sớm, thường được mô tả kinh điển là khi thức dậy đi vệ sinh và đánh răng. Biểu hiện này cũng góp phần khiến bệnh nhân kém ăn. Khi suy thận giai đoạn cuối, bệnh nhân có xu hướng nôn nhiều lần và chán ăn hoàn toàn.

- Da khô và ngứa: Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh thận mạn. Khi chức năng thận suy giảm, các chất độc có xu hướng tích tụ trong cơ thể dẫn đến da bị ngứa, khô và có mùi hôi.

- Đau lưng hoặc đau bụng dưới: Đau lưng, bên hông hoặc dưới xương sườn có thể là triệu chứng ban đầu của tổn thương cấu trúc tại thận như sỏi thận hoặc viêm bể thận. Tương tự, đau bụng dưới có thể liên quan đến nhiễm trùng bàng quang hoặc sỏi niệu quản. Các triệu chứng như vậy không nên bị bỏ qua và cần được khảo sát thêm bằng một công cụ hình ảnh thường quy như X-quang hoặc siêu âm bụng.

- Huyết áp cao: Một trong những dấu hiệu của bệnh thận có thể là huyết áp cao. Bất kỳ người nào được chẩn đoán tăng huyết áp đều phải được kiểm tra chi tiết chức năng thận và chụp ảnh thận để loại trừ căn nguyên tăng huyết áp thức phát do thận. Khi chức năng thận suy giảm, natri và nước bị giữ lại dẫn đến huyết áp cao. 

Như vậy, khi chúng ta nhận biết được các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và can thiệp kịp thời có thể giúp phát hiện sớm và điều trị rối loạn chức năng thận hoặc suy thận có thể dẫn đến chạy thận, ghép thận hoặc thậm chí là tử vong.

Một số dấu hiệu điển hình của chứng suy thận

3. Mách bạn một số phương pháp điều trị suy thận mạn

Điều trị nguyên nhân:

Đây là phương pháp điều trị suy thận then chốt, giúp người bệnh kiểm soát chặt chẽ đường máu, huyết áp bằng thuốc và chế độ tập luyện, ăn uống, giảm cân và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Điều trị từ nguyên nhân giúp làm chậm tiến triển bệnh và các tổn thương do suy thận gây ra.

Kiểm soát cholesterol

Suy thận mạn là hậu quả của một trong các yếu tố nguy cơ gây ra bởi nhiều bệnh lý tim mạch, trong đó có rối loạn lipid máu. Do đó, khi điều trị suy thận mạn, bác sĩ có thể kê toa thuốc Statin để làm giảm nguy cơ này. Thuốc làm giảm những cholesterol xấu, khiến chúng không thể bám vào thành mạch máu để gây nên những vấn đề về xơ vữa, lâu dài gây tắc nghẽn mạch máu.

Điều trị huyết áp:

Huyết áp tăng không chỉ là nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn mà còn là hậu quả do suy thận gây ra. Về mặt y học, huyết áp tăng là do một phần lượng dịch tăng lên trong máu và các mô cơ quan do thận đã mất chức năng thải dịch. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng tăng huyết áp sẽ tiếp tục hủy hoại thận và dẫn đến những bệnh lý tim mạch khác.

Với phương pháp điều trị suy thận mạn này, người bệnh sẽ được bác sĩ kê toa thuốc huyết áp gồm nhiều nhóm, ưu tiên thuốc nhóm ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể nếu không có chống chỉ định. Thuốc giúp giảm huyết áp và tăng cường chức năng cho thận.

Điều trị những vấn đề gây nên bởi suy thận:

- Tình trạng thiếu máu: Khi mắc bệnh suy thận mạn, thận sẽ không sản xuất đủ chất erythropoietin (EPO) và người bệnh có số lượng tế bào hồng cầu ít hơn bình thường. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó thở, mệt mỏi, giảm khả năng làm việc và quan hệ tình dục. Bác sĩ điều trị có thể tiêm một chất có hoạt động giống EPO (chất kích thích sinh EPO), người bệnh có thể uống thêm thuốc sắt hay tiêm thêm sắt.

- Tình trạng ứ dịch: Thận hoạt động kém sẽ gây ra tình trạng tích tụ dịch trong cơ thể. Tình trạng này khiến người bệnh sưng phù, huyết áp tăng cao. Bác sĩ sẽ kê thuốc lợi tiểu nhằm giúp người bệnh đào thải bớt nước dư thừa trong cơ thể qua đường tiểu.

- Tình trạng yếu xương: Khi bị suy thận mạn, việc cung cấp các vitamin D, photpho, canxi sẽ bị ảnh hưởng, gây ra những vấn đề về xương. Nồng độ canxi trong máu quá thấp sẽ kích thích sản xuất hormone tuyến cận giáp, gây ra tình trạng mất canxi từ xương. Theo thời gian, xương dần biến dạng, các khớp sưng nề. Khi điều trị, người bệnh sẽ được kê một số thuốc gắn photpho để làm giảm số lượng photpho trong máu.

- Dư thừa kali: Khi thận hoạt động kém, kali sẽ tăng lên trong máu, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim, ngưng tim và những vấn đề khác liên quan đến thần kinh cơ. Người bệnh sẽ được bác sĩ kê các loại thuốc lợi tiểu và một số loại thuốc khác để cơ thể không bị quá tải dịch và kali.

- Tình trạng dư thừa axit: Thận không thể loại bỏ hoàn toàn axit ra khỏi cơ thể, làm cơ thể rơi vào tình trạng toan chuyển hóa, tình trạng máu dư thừa axit dẫn đến một số vấn đề như loạn nhịp tim, hôn mê, co giật. Người bệnh sẽ được điều trị bằng các loại thuốc kháng axit.

- Xác định chế độ ăn uống, hoạt động của người bệnh phù hợp với giai đoạn bệnh suy thận mạn.

<<<22 NGÀY CHỮA TRỊ SUY THẬN TỪ GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3 BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA>>>

Điều trị suy thận mạn tính giai đoạn cuối:

Khi điều trị suy thận mạn không đáp ứng, thận dần bị suy yếu. Người bệnh sẽ bước vào giai đoạn cuối suy thận mạn. Chức năng thận chỉ còn lại 15%, không còn khả năng lọc bỏ những chất độc, dịch dư thừa khỏi cơ thể. Phương pháp điều trị khi đó sẽ là tiến hành lọc máu và cấy ghép thận.

Qua bài viết trên, cũng phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh suy thận cũng như nắm bắt được quá trình điều trị bệnh. Chính vì vậy, đừng chủ quan để bệnh tiến triển nặng hơn và để giúp cho quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao các bạn nên tham khảo và sử dụng các bài thuốc Đông Y điều trị suy thận có nguồn gốc từ thiên nhiên rất an toàn cho sức khỏe người bệnh.

TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ: NGÀY 14/05/2023 CHỈ SỐ suy thận CREATININE LÀ 743 (2H 30 CHIỀU NGÀY 16/05/2023 MỚI UỐNG THUỐC)

KẾT QUẢ SAU 05 NGÀY ĐIỀU TRỊ CỦA ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI: CHỈ SỐ suy thận CREATININE GIẢM XUỐNG CÒN 689
 
 
0H03 PHÚT NGÀY 23/05/2023 KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM CHỈ SỐ CHỈ SỐ suy thận CREATININE LÀ 637
 
ĐÂY CHÍNH LÀ KẾT QUẢ CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ BẰNG PHÁC ĐỒ CỦA ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI.
 
BỆNH SUY THẬN VẪN CÓ CƠ HỘI ĐƯỢC CHỮA TRỊ KHỎI BỆNH khi được điều trị bằng phác đồ CỦA ĐÔNG Y TRỊNH GIA để sau thời gian ngắn vài ba tháng. Bệnh SUY THẬN ĐƯỢC KHỎI
BỆNH SUY THẬN được điều trị khỏi mang tính khách quan. Vì đây là căn bệnh khám, xét nghiệm từ 4 bệnh viện cho ra CÁC CHỈ SỐ RÕ RÀNG.
 
Bởi vậy, quý bệnh nhân và người thân không may bị căn bệnh SUY THẬN HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI để được tư vấn, chữa trị ngay. Chưa bao giờ là quá muộn. 
 
Cho dù đã chuyển sang giai đoạn nào, nguyên nhân bị SUY THẬN từ tiểu đường, hay từ tim mạch,... VÌ "CÒN NƯỚC CÒN TÁT". 
 
Lưu ý: ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI CHỈ CÓ 2 NƠI:
 
1. THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐT: 0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha