Vì sao trẻ bị cháy máu mũi và điều trị bằng cách nào?

Chảy máu mũi (máu cam) là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến cha mẹ rất lo lắng

Ngày đăng: 15-02-2020

773 lượt xem

Chảy máu cam ở trẻ nhỏ là bệnh lý gì?

Chảy máu cam là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra mũi sau hoặc mũi trước xuống họng. Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là từ 3 – 8 tuổi.

Rất nhiều nguyên nhân phổ biến tác động đến các vi mạch máu ở mũi nên dẫn đến tình trạng trẻ bị chảy máu cam.

Nguyên nhân phổ biến: 

- Do chảy máu mũi vô căn: Chiếm đến 90%. Nguyên nhân này lành tính, thường xuyên tái phát lại khiến cho cha mẹ trẻ cực kỳ lo lắng.

Ít gặp:

Viêm mũi xoang

- Dị vật ở mũi: Kèm theo các triệu chứng nghẹt mũi, dịch mũi hôi, chảy mũi một bên.

- Một vài bệnh lý huyết học: Xơ vữa động mạch, bệnh bạch cầu, rối loạn chuyển hóa đông máu.

Hiếm gặp:

Do bị u xơ vòm mũi họng, u vách ngăn, ung thư vòm họng

- Bệnh dị dạng mạch máu

Chảy máu cam ở trẻ là hiện tượng khá phổ biến

Chảy máu cam ở trẻ có nguy hiểm không?

Như vậy, có thể thấy, chảy máu cam ở trẻ nhỏ 90% là lành tính, không nguy hiểm. Tuy nhiên, chảy máu cam nguy hiểm nếu như nguyên nhân gây bệnh là do các bệnh về huyết học, u xơ vòm mũi họng, ung thư vòm họng…

Cách tốt nhất nếu như trẻ bị chảy máu thường xuyên, cha mẹ nên cho bé đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra để xác định được nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam thông thường

Trẻ bị chảy máu cam cha mẹ cần bình tĩnh thực hiện các thao tác cơ bản sau để cầm máu cho bé hiệu quả:

- Xác định bên chảy máu cam, lau sạch mũi cho trẻ: Trẻ hơi cúi đầu về phía trước để máu chảy ra. Tư thế này cũng sẽ giúp máu cam không chảy ngược về họng gây tình trạng nôn ói.

- Cầm máu: Lấy ngón tay đè lên cánh mũi trẻ, hơi ngửa đầu bé lên một chút. Giữ nguyên tư thế này trong 5 – 10 phút để máu ngừng chảy.

Chú ý:

- Không bóp phần xương sống mũi hoặc ấn một bên cánh mũi khiến bé bị đau mà không có tác dụng cầm máu.

- Không thả tay quá sớm hay nhiều lần khiến máu chảy lâu hơn.

Chăm sóc sau chảy máu cam: Để cho bé nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh. Nếu bé tiếp tục bị chảy máu cam và xuống cổ họng thì cho bé nằm nghiêng để máu cam chảy ra ngoài. Tuyệt đối không để bé nuốt máu này nếu không bé có thể bị ngộ độc, khó chịu, đau bụng và nôn mửa.

Cha mẹ nên biết cách xử lý chảy máu cam ở trẻ nhỏ

Khi nào trẻ bị chảy máu cam cần đi khám bác sĩ?

Chảy máu cam khá phổ biến ở trẻ nhỏ khi bị các kích thích từ điều kiện sống. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng sau thì cần cho bé đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám kịp thời:

- Chảy máu cam liên tục, không thể cầm máu sau hơn 7 – 10 phút bóp mũi.

- Thường xuyên bị chảy máu cam lặp lại nhiều lần mà lại không rõ nguyên nhân.

- Bị chảy máu cam kèm theo các dấu hiệu triệu chứng như vết bầm tím trên cơ thể. Hay chảy máu ở nhiều khu vực khác như nước tiểu, phân…

- Đang mắc những bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng đông máu như bệnh thận, bệnh gan, bệnh hemophilia…

- Khó thở, tim đập nhanh hoặc nôn khạc ra máu.

Như vậy, qua những thông tin trên có thể thấy, chảy máu cam ở trẻ phần lớn không nguy hiểm, cha mẹ có thể xử trí tại nhà. Tuy nhiên, không vì thế mà quá chủ quan, cha mẹ cần phải theo dõi tình trạng của trẻ, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cần phải cho bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám kịp thời.

Đông y Trịnh Gia với phương pháp đông y gia truyền chuyên điều trị chảy máu cam bằng bài thuốc gia truyền nhiều đời. Chỉ sau một thời gian ngắn là chữa trị dứt điểm hiện tượng chảy máu cam.

<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CHẢY MÁU CAM BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha