7 Bệnh lý về thận thường gặp ở người cao tuổi

Cùng với sự gia tăng tuổi tác, chức năng của các bộ phận trong cơ thể cũng bắt đầu suy giảm khiến người cao tuổi rất dễ mắc bệnh, một trong số đó là các bệnh lý về thận.

Ngày đăng: 02-12-2023

109 lượt xem

Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận ở người cao tuổi

Thận là một cơ quan trong hệ tiết niệu, có chức năng lọc máu để bài tiết ra nước tiểu, những chất thải của cơ thể, điều chỉnh những chất điện giải và duy trì sự ổn định của huyết áp, tham gia vào quá trình tạo máu, chuyển hoá xương. Do một nguyên nhân nào đó làm suy giảm chức năng thận, dẫn tới tình trạng rối loạn chức năng thận, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh suy thận.

Bệnh suy thận  tiến triển từ từ, nặng lên theo từng đợt, cuối cùng dẫn tới suy thận mạn giai đoạn cuối. Hai thận khi đó đã mất chức năng hoàn toàn, đòi hỏi người bệnh phải điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận….Theo các chuyên gia sức khỏe, người cao tuổi trở thành đối tượng dễ mắc bệnh suy thận chủ yếu là do suy thoái, sức khỏe giảm sút và hệ miễn dịch kém hơn.

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng thận “làm việc” lâu năm cũng sẽ lão hóa theo thời gian, tức là khi con người cao tuổi thì kích thước của thận sẽ giảm đi thì đồng nghĩa với lưu lượng máu đi qua thận giảm và chức năng lọc của thận cũng giảm dần. Chính vì vậy, nguy cơ mắc bệnh suy thận ở người cao tuổi rất cao so với nhiều người khác.

Người cao tuổi dễ có nguy cơ mắc bệnh suy thận

Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân phổ biến dẫ đến bệnh suy thận ở người cao tuổi như:

Chế độ ăn uống và lạm dụng thuốc kháng sinh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận ở người cao tuổi còn do các thói quen ăn uống hàng ngày không khoa học, ăn uống kém, cơ thể không còn nhiều sức đề kháng với các dịch bệnh, đào thải chất độc nên gây ra những triệu chứng bệnh cho người cao tuổi.

Ngoài ra theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh lý đòi hỏi phải sử dụng một lượng thuốc kháng sinh lớn, sẽ tác động và gây nên tổn thương cho thận cũng như ống thận, gây ra nhiều biến chứng suy thận ở người cao tuổi.

Mắc một số bệnh lý khác

Những căn bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp có thể gây ra tổn thương cho các mạch máu bên trong cơ thể trong đó có mạch máu thận, vì vậy những người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính này rất dễ có nguy cơ mắc bệnh suy thận. Ngoài ra, các bệnh xơ cứng động mạch cũng gây nên tổn hại mạch máu trong thận và gây ra bệnh thận ở người cao tuổi.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

7 bệnh lý suy thận cấp thường gặp ở người cao tuổi

1. Suy thận cấp chức năng

Còn gọi là suy thận trước thận, các nguyên nhân là do giảm thể tích tuần hoàn, tụt huyết áp, rối loạn huyết động thường gặp trong: tiêu chảy cấp, xuất huyết tiêu hóa, sốc các loại và suy đa tạng; do sử dụng thuốc như nhóm lợi tiểu mạnh như furosemid, thiazid, nhóm hạ huyết áp như ức chế canxi, chẹn beta giao cảm.

Biểu hiện huyết áp thấp, mạch nhanh, nhỏ, các đầu chi lạnh, đàn hồi da giảm, mắt trũng, mặt hốc hác. Thiểu niệu hay vô niệu. Xét nghiệm thấy natri niệu thấp, kali niệu tăng, thẩm thấu và tỷ trọng nước tiểu vẫn bình thường. Việc điều trị tùy thuộc theo nguyên nhân. Bù nước và điện giải, chú ý bù đủ natri và điều trị giảm kali.

2. Suy thận cấp do tắc nghẽn

Hay còn gọi là suy thận sau thận: gặp trong sỏi tiết niệu (sỏi niệu quản, sỏi thận), bướu lành tính tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư thận. Khối u chèn ép là tắc đường tiết niệu. Biểu hiện thiểu niệu hoặc vô niệu, ure máu tăng cao, creatinin tăng dần, acid uric tăng dần, kali máu tăng.

Huyết áp cao, kèm theo hội chứng tăng ure huyết cao. Điều trị giải quyết theo nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn, giải phóng sự tắc nghẽn bằng mở thận ra da, mở bàng quang ra da.

3. Suy thận cấp tại thận

Gồm tổn thương tại thận trong bệnh lý cầu thận cấp, bệnh lý ống thận kẽ thận cấp tính gây hoại tử ống thận gặp trong nhiễm độc như ong đốt hàng loạt, rắn cắn, thuốc kháng sinh gây độc thận nhóm kháng sinh aminozid. Đông máu rải rác trong lòng mạch, đa chấn thương.

Triệu chứng biểu hiện đặc thù bệnh lý gây ra kèm theo thiểu niệu hoặc vô niệu, các xét nghiệm chức năng thận cho thấy suy thận rõ rệt như ure tăng, creatinin tăng cao, kali tăng.

Việc điều trị cần giải quyết tốt nguyên nhân, cần thiết chạy thận nhân tạo (lọc ngoài thận, lọc màng bụng). Giữ cân bằng nội môi, hạn chế kali máu, loại bỏ các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn.

Có rất nhiều bệnh lý về thận có thể xảy ra ở người lớn tuổi

4. Suy thận do nhiễm trùng đường tiết niệu

Người cao tuổi hay gặp các rối loạn về tiểu không kiểm soát được nên nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn các nhóm tuổi trẻ hơn. Các bệnh lý về thận được coi là một trong những bệnh người cao tuổi thường gặp nên có biểu hiện lâm sàng là sốt, nếu cảm thấy lạnh run nên xem xét đến khả năng bị nhiễm trùng huyết. Với những người bị nhiễm trùng nặng có thể gây rối loạn nhịp tim, thở nhanh và giảm lượng nước tiểu. 

5. Xơ hóa mạch máu thận

Xơ hóa mạch máu thận là một trong những bệnh rất hay gặp ở người lớn tuổi do sự lão hóa của thận. Triệu chứng hay gặp của bệnh là cao huyết áp, giảm tưới máu nhu mô thận, giảm độ lọc cầu thận và cuối cùng đưa đến suy thận mãn. Người già bị hẹp động mạch thận, chỉ cần một yếu tố rối loạn nước điện giải xảy ra hoặc nhiễm trùng sẽ nhanh chóng đưa đến tình trạng suy thận mất bù.

6. Viêm cầu thận tiến triển nhanh

Các nghiên cứu đã chỉ ra, số lượng người lớn tuổi bị viêm cầu thận tiến triển nhiều hơn tuổi trẻ, bệnh tiến triển rất nhanh và không thể hồi phục. Khi mắc bệnh, thận sẽ suy giảm chức năng dần dần và thường kết hợp với thiểu niệu, nhiễm trùng niệu. Triệu chứng chủ yếu là mệt, thiếu máu, cao huyết áp và đôi khi không có triệu chứng nào. Xét nghiệm nước tiểu cho thấy có nhiều hồng cầu (tiểu máu), nhiều đạm.

7.Suy thận mạn

Tình trạng suy thận mạn xảy ra ở người cao tuổi thường tăng theo tuổi, sau 70 tuổi, 5% số nam giới và 1% số nữ giới có creatinin huyết trên 180 µmol/L (bình thường: 53 – 97 µmol/L).

Việc điều trị suy thận mạn, tuân thủ nguyên tắc, làm chậm diễn tiến của suy thận mạn, áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn thận đúng quy chuẩn, như chế độ ăn uống có năng lượng và thành phần hợp với từng cá thể, nguyên nhân bệnh, giai đoạn suy thận.

Khống chế tăng huyết áp, giữ huyết áp ở người bệnh ở mức 140/80mmHg. Chống thiếu máu, với cung cấp đủ sắt, phòng ngừa những bất thường về chuyển hóa canxi, phospho. Về nguyên tắc không có giới hạn tuổi cho các phương pháp lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo và ghép thận.

Cách phòng tránh bệnh suy thận cấp ở người cao tuổi

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh suy thận ở người cao tuổi thì gia đình và chính bệnh nhân cần thực hiện các phương pháp phòng ngừa bệnh sau:

- Duy trì chế độ ăn nhạt, không nên ăn nhiều bột ngọt, bột canh gia vị vì có chứa nhiều natri – một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh suy thận ở người cao tuổi.

- Hạn chế ăn các thức ăn chứa kali và phốt pho như chuốt, mít, cam, chanh, lựu các loại quả khô như hạt dẻ và hạt lạc.

- Hạn chế những thực phẩm có hại chứa hàm lượng chất béo cao như các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.

- Nên ăn các loại rau quả ít kali như bầu bí, su su, mướp, bắp cải, súp lơ, lê, táo, vú sữa, quýt và mận…

- Hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa, đặc biệt không uống rượu và các chất kích thích.

- Uống nước đủ 2 lít một ngày tránh tình trạng giảm cô đặc thận và biến muối tại thận gây ra sỏi thận.

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, người cao tuổi nên áp dụng những lời khuyên trên để phòng những biến chứng bệnh suy thận gây ra. Ngoài những phương pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng người cao tuổi cũng cần được lưu ý cả trong trước, trong và sau thời gian điều trị bệnh suy thận.

SUY THẬN ĐỘ 4 XUỐNG ĐỘ 2 TRONG 1 THÁNG VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA
 
 
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NHỮNG LẦN TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ
 
Sau 1 tháng điều trị bệnh suy thận bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi
Các kết quả cho thấy rất khả quan, vượt cả mức kỳ vọng mà tôi đề ra mục tiêu cho anh. Được tôi ghi thẳng vào phiếu xét nghiệm để làm mốc quan trọng.
Chỉ số creatinin đã GIẢM từ 2.79 (tương đương 279) xuống còn 108.19 (với nam giới  từ 55-120 là ngưỡng an toàn). Như vậy với chỉ số creatinin này thì anh đã khỏi hoàn toàn rồi. Điều trị thêm để về khoảng 80-90 nữa thì sẽ tuyệt vời hơn.
 
Chỉ số eGFR (lọc cầu thận) từ 24.57 đã TĂNG lên 66 (với nam giới chỉ số eGFR trên 90 là an toàn) tương đương với gia đoạn 2.
 
Như vậy, sau 1 tháng điều trị bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi với chỉ số kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh suy thận giai đoạn 4 của anh tiến triển rất nhanh xuống giai đoạn 2.
 
 
Lưu ý: ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI CHỈ CÓ 2 NƠI:
 
1. ĐƯỜNG ĐỒNG TÂM, THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐT: 0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính
 
2. Số nhà 10/1/2A đường 26, phường Linh Đông, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, ĐT: 0913 82 60 68

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha