Người bị suy thận có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua là một siêu thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị suy thận có nên ăn sữa chua không đang là thắc mắc của rất nhiều người.

Ngày đăng: 20-12-2023

110 lượt xem

Bệnh nhân suy thận có ăn sữa chua được không?

bệnh nhân bị suy thận, chức năng bài tiết thải chất độc ra ngoài cơ thểnày bị suy giảm đáng kể. Các chất độc bị tích tụ lại trong người gây nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng này, bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn dành riêng cho bệnh nhân suy thận. Trong đó, phải hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu protein.

Protein khi hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành ure và creatinin. Khi thận suy yếu, sẽ không thanh lọc được hết các chất này. Lâu ngày, lượng chất tồn đọng càng lớn và gây độc cho người bệnh. Mức độ tổn thương thận càng lớn thì lượng đạm được hấp thu càng ít. Người suy thận giai đoạn cuối mỗi ngày không được tiêu thụ quá 12,5g protein.

Nhiều người e ngại trong sữa chua có chứa protein nên người bệnh suy thận không nên ăn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì lượng protein mà sữa chua cung cấp cho cơ thể là rất thấp, chỉ chiếm chưa đến 5%, chưa vượt quá giới hạn cho phép ở người suy thận. Do đó, người bệnh suy thận có thể yên tâm sử dụng từ 100 đến 200g sữa chua mỗi ngày, khoảng 1-2 hũ trong quá trình điều trị bệnh.

Bệnh nhân suy thận có thể ăn 1- 2 hũ sữa chua mỗi ngày

Bên cạnh đó, sữa chua là một món ăn rất có lợi cho sức khỏe. Loại thực phẩm này có một số công dụng như sau:

-  Hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hóa: Lợi khuẩn trong sữa chua rất tốt cho đường tiêu hóa. Chúng tiết ra enzyme lactase khiến việc tiêu hóa trở nên thuận lợi hơn. Do đó, ăn sữa chua giúp người suy thận tiêu hóa tốt, bớt cảm giác ăn uống không ngon miệng, căng tức bụng.

- Giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Trong một số loại sữa chua có các lợi khuẩn làm tăng lượng bạch cầu. Do đó góp phần làm hệ miễn dịch của con người thêm khỏe mạnh.

- Giảm nguy cơ loãng xương: Trong sữa chua chứa nhiều khoáng chất như phospho, canxi, magie… Chúng là các thành phần tham gia cấu tạo nên hệ xương khớp trong cơ thể. Vì vậy ăn nhiều sữa chua giúp chống loãng xương rất tốt.

- Tốt cho huyết áp và tim mạch: Một biến chứng thường gặp của bệnh suy thận là tăng huyết áp. Một số loại protein trong thành phần của sữa chua giúp điều hòa nhịp tim, làm ổn định huyết áp về mức bình thường.

Như vậy, khi mắc bệnh suy thận vẫn có thể ăn sữa chua. Nhưng cần chú ý không ăn quá nhiều, có thể gây hại đến sức khỏe.

Một số loại sữa chua mà người bệnh suy thận có thể sử dụng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị thận suy cần phải chọn sản phẩm sữa chua thật kỹ và phù hợp. Sau đây là những tiêu chí chọn sữa chua phù hợp theo ý kiến từ các bác sĩ đầu ngành:

-  Các loại sữa chua giàu năng lượng: Để có thể nâng cao sức khỏe chống chọi với bệnh tật, người bệnh cần chọn những loại sữa chua có thể bổ sung một hàm lượng lớn năng lượng cho hoạt động hàng ngày của cơ thể. Theo các chuyên gia, người mắc bệnh suy thận cần phải bổ sung khoảng 100kcal từ sữa chua hàng ngày để giúp cải thiện bệnh tốt hơn.

- Sữa chua ít protein: Những đối tượng mắc phải các bệnh về thận cần hạn chế hấp thu các thực phẩm chứa nhiều protein vào trong cơ thể. Mỗi ngày, hàm lượng protein tối đa người bệnh thận bị suy yếu có thể bổ sung rơi vào khoảng 0,6g protein/kg. Vì vậy, người bệnh cần chọn sản phẩm sữa chua nào có hàm lượng protein thấp.

- Sữa nhiều vitamin và vi lượng: Các loại sữa chua bổ sung hàm lượng lớn protein và vi lượng như vitamin A, E, C, B12, sắt, axit folic là những loại thực phẩm mà người bệnh nên ăn để giúp bổ sung năng lượng cơ thể và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh suy thận không nên ăn sữa chua có hàm lượng lớn kali và photpho, vì làm gia tăng thêm tình trạng nhịp tim hỗn loạn, bất thường hay loạn nhịp, tăng cao nguy cơ bị loãng xương và các bệnh tim mạch. 

Nên lựa chọn các loại sữa chua phù hợp cho bệnh nhân mắc bệnh suy thận

Người bệnh suy thận nên ăn gì?

Chế độ ăn của bệnh nhân suy thận cần đảm bảo lượng hạn chế protein, đủ vitamin, khoáng chất, ít kali, giàu canxi, ít phosphat, giàu năng lượng.

-  Thứ nhất, bạn cần uống đủ lượng nước hàng ngày. Vì nước giúp duy trì lưu lượng máu tới thận, thanh lọc các chất độc, cải thiện chức năng thận. Ở những giai đoạn đầu, bạn có thể uống  1 – 1,5 lít nước/ngày. Nhưng nếu bệnh đã diễn tiến tới giai đoạn cuối, bạn nên hạn chế lượng nước do thận kém đào thải nên có thể gây phù.

- Thứ hai, bạn nên bổ sung nhiều chất bột đường, tinh bột. Do nó cung cấp lượng calo lớn, không tạo sản phẩm thoái hóa gây hại như đạm, ít tạo áp lực lên thận. Những thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao như: gạo, ngô, khoai, sắn, bạn vẫn có thể bổ sung protein có giá trị sinh học cao như lòng trắng trứng, thịt trắng, cá, sữa giảm đạm. Bạn nên sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu oliu,…

- Thứ ba, bạn nên ăn nhiều các loại hạt nguyên cám, ngũ cốc để cung cấp vitamin và vi chất cho cơ thể. Trong các loại hạt này cũng chứa nhiều axit béo không no, chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tiến triển và cải thiện chức năng thận. Một số loại hạt được khuyên dùng như: hạt mè đen, hạt macca, óc chó,…

- Thứ tư, các loại rau củ quả tươi cũng là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bị suy thận. Rau xanh như súp lơ, bắp cải, rau chân vịt,… cung cấp chất xơ, khoáng chất và các vitamin tan trong nước dễ đào thải qua thận. Một số loại quả như táo, việt quất,… chứa flavonoid có tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch.

- Thứ năm, bạn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega – 3, một axit béo chưa bão hòa thiết yếu với cơ thể. Omega – 3 có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm, duy trì ổn định chức năng thận. Một số thực phẩm giàu omega – 3, DHA, EPA như đậu nành, cá thu, cá hồi, cá trích,…

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với bệnh nhân suy thận

Sữa dành cho người suy thận được bán ở đâu.

Để đáp ứng được mọi nhu cầu của người bệnh cho nên sữa được bày bán tại rất nhiều nơi như: các cửa hàng lớn, quầy thuốc hay các sàn thương mại điện tử. Và trước khi sử dụng hãy tìm hiểu kỹ trên bao bì sản phẩm và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Một số lưu ý khi dùng sữa chua cho người suy thận

Để đảm bảo hiệu quả, người bệnh suy thận cần ăn sữa chua một cách khoa học. Sử dụng sản phẩm sai cách có thể gây ra nhiều hậu quả tới cơ thể. Sau đây là một số điều mà người bệnh cần biết để dùng sữa chua đúng cách khi mắc bệnh suy thận:

- Cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để chọn loại sữa chua phù hợp với tình trạng bệnh.

- Mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ từ 1 đến 2 hộp sữa chua. Một ngày dùng tối đa không quá 200g. Sử dụng nhiều hơn sẽ gây ra dư thừa protein trong cơ thể.

- Không nên ăn sữa chua khi bạn đang cảm thấy đói bụng. Khi đói pH dạ dày xuống thấp, sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn. Vì vậy, làm tác dụng của sữa chua trở nên kém đi.

- Không dùng sữa chua khi đang ăn xúc xích, thuốc kháng sinh, đồ thịt hộp…. Các thực phẩm này khi ăn chung với sữa chua sẽ gây đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…

- Chỉ ăn sữa chua để lạnh hoặc để ngoài nhiệt độ phòng. Không đun nóng sữa chua để uống, vì sẽ tiêu diệt hết các lợi khuẩn và các chất dinh dưỡng ở trong.

- Thời điểm dùng sữa chua thích hợp là sau bữa cơm từ 1 đến 2 tiếng. Khi đó, pH dạ dày không quá thấp, tạo môi trường thuận lợi cho acid lactic phát triển.

- Khi dùng sữa chua, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như nổi mề đay, ban đỏ, đau đầu… thì cần dùng sử dụng và đưa người bệnh tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các thông tin về vấn đề mắc bệnh suy thận có ăn sữa chua được không. Hy vọng từ đó, bạn đọc có thể có được kiến thức bổ ích, giúp bản thân và gia đình lựa chọn được các sản phẩm phù hợp với sức khỏe của mình.

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha