Làm thế nào để nhận biết bệnh suy thận mạn tính?

Suy thận mạn tính để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để nhận biết căn bệnh suy thận mạn này?

Ngày đăng: 11-05-2023

373 lượt xem

Suy thận mạn tính là gì?

Suy thận mạn là tình trạng thận bị mất dần chức năng trong khoảng thời gian từ 3 tháng đến nhiều năm và không thể hồi phục. Thận chịu trách nhiệm loại bỏ chất thải, chất độc và lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể; cân bằng lượng muối và khoáng chất quan trọng trong máu; giải phóng các hormon, điều hòa huyết áp và giúp duy trì xương chắc khỏe. 

Khi chức năng thận bị tổn thương, cơ quan này không thể lọc máu như bình thường, dẫn đến sự tích tụ các chất thải cũng như nhiều vấn đề khác, gây hại cho sức khỏe của người bệnh.

Một số biểu hiện dễ nhận biết của chứng suy thận mạn tính

Làm thế nào để nhận biết bệnh suy thận mạn tính?

Ở giai đoạn đầu của suy thận mạn tính, người bệnh có hoặc không có triệu chứng. Nhiều dấu hiệu ban đầu của suy thận có thể bị nhầm lẫn với các bệnh và tình trạng khác gây khó khăn trong việc chẩn đoán. Khi chức năng thận suy giảm, các triệu chứng khó chịu khác có thể xuất hiện: 

Những thay đổi khi đi tiểu: Người bệnh đi tiểu thường xuyên hoặc ít hơn, số lần đi tiểu tăng, đặc biệt vào ban đêm; nước tiểu sủi bọt, có màu đậm hoặc nhạt hơn hình thường; xuất hiện máu trong nước tiểu; đôi khi gặp khó khăn khi đi tiểu.

Sưng phù: Khi chức năng thận suy giảm, chất lỏng dư thừa sẽ không được loại bỏ khỏi cơ thể. Từ đó, gây tích tụ và sưng tấy ở chân, mắt cá chân, bàn chân, mặt, bàn tay.

Mệt mỏi: Thận có chức năng sản xuất hormon erythropoietin (EPO) giúp kích thích tủy xương tạo hồng cầu. Nếu thận bị tổn thương, thận sẽ tạo ra ít EPO hơn, nghĩa là có ít tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy. Điều này gây thiếu máu và dẫn đến mệt mỏi.

Phát ban/ngứa da: Khi thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, nó sẽ tích tụ trong máu và gây ngứa dữ dội.

Xuất hiện vị kim loại trong miệng/hơi thở có mùi amoniac: Khi chất thải tích tụ trong máu (nhiễm độc niệu) có thể làm giảm hương vị thức ăn và gây hôi miệng.

Buồn nôn và nôn: Tình trạng tăng urê huyết ở người bị suy thận có thể gây buồn nôn và nôn.

Khó thở: Chất lỏng dư thừa trong cơ thể sẽ tích tụ trong phổi. Sự tích tụ này kết hợp với chứng thiếu máu có thể dẫn đến khó thở.

Cảm thấy lạnh: Thiếu máu khiến cơ thể cảm thấy lạnh ngay cả khi trong phòng ấm.

Chóng mặt và khó tập trung: Thiếu máu do suy thận khiến não không nhận được nhận đủ oxy. Điều này dẫn đến các vấn đề về trí nhớ, kém tập trung và chóng mặt

Các giai đoạn của bệnh suy thận mạn tính

Suy thận mạn tính giai đoạn 1 và 2

Tổn thương thận ở giai đoạn này thường chưa nghiêm trọng. Đặc điểm chung của hai giai đoạn này là triệu chứng bệnh chưa rõ ràng, chỉ khởi phát theo đợt. Vì thế, người bệnh rất khó nhận ra bệnh. Trong các đợt khởi pháp cấp tính của suy thận mạn, người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, thiếu máu nhẹ, tiểu đêm nhiều, cảm giác mệt mỏi, đau tức hai bên thắt lưng.

Phần lớn người bệnh rất khó phát hiện mình mắc suy thận mạn ở giai đoạn 1 và 2. Họ chỉ tình cờ phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe hay thăm khám bệnh lý khác. Khi phát hiện bệnh trong giai đoạn này, người bệnh được điều trị đúng phương pháp kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh và ngăn ngừa triệu chứng tiến triển.

Suy thận mạn giai đoạn 3

Trong giai đoạn này, chức năng của thận đã bị suy giảm rõ. Triệu chứng có thể chưa rõ ràng, nhiều trường hợp vẫn không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào hặc khá mơ hồ, khiến người bệnh nghĩ mình mắc bệnh nào đó “nhẹ nhàng” hơn như mệt mỏi, ăn kém… Một số người bệnh ở đợt khởi phát cấp có thể xuất hiện các triệu chứng như đau lưng, phù mí mắt, sưng chân và tay, đi tiểu với lượng nhiều hay ít hơn bình thường.

Bác sĩ thường chia bệnh suy thận mạn ở giai đoạn 3 thành 2 mốc là 3A và 3B. Trong giai đoạn 3A, khả năng lọc cầu thận giảm sâu so với độ 2. Người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu, thường gặp các vấn đề xương khớp. Trong giai đoạn 3B, thận đã bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh trong giai đoạn này sẽ có tiên lượng khác nhau nếu có kèm biểu hiện có hay không có tiểu đạm, tiểu đạm vi thể hay đại thể với mức độ nặng tăng theo lần lượt.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Suy thận mạn giai đoạn 4

Trong giai đoạn 4, biểu hiện lâm sàng của suy thận mạn đã xuất hiện rõ ràng. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng do suy giảm chức năng lọc máu của thận như da xanh xao, tăng huyết áp, xuất huyết đường tiêu hóa, chán ăn, tiểu đêm nhiều, buồn nôn, phù nề và ngứa toàn thân, thường xuyên đau nhức đầu, đau nhức xương khớp…

Chất độc tích tụ trong máu càng nhiều vì chức năng lọc máu của thận đã suy giảm, triệu chứng bệnh càng rõ ràng, nhất là tình trạng nhiễm độc. Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như suy tim, tăng huyết áp, phù não, phù phổi, đái tháo đường, đau quặn hai bên hông…

Để cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ tổn thương nội tạng, người bệnh đôi khi cần được chạy thận sớm, đặc biệt nếu suy thận do nguyên nhân đái tháo đường để giúp loại bỏ nước dư thừa và các chất độc trong máu.

Suy thận mạn tính giai đoạn 5

Đây là giai đoạn bệnh suy thận nghiêm trọng nhất. Thận đã tổn thương vô cùng nghiêm trọng với mức lọc cầu giảm thấp (< 15 mL/phút). Người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng lâm sàng do nhiều cơ quan đã bị nhiễm độc, nhất là tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp da và máu.

Người bệnh suy thận giai đoạn 5 cần phải chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng thường xuyên nhằm duy trì sự sống và cải thiện tình trạng bệnh. Ghép thận ở giai đoạn này sẽ là phương pháp điều trị hiệu quả, mang lại hy vọng sống lâu dài cho người bệnh.

KHI CHƯA CHỮA TRỊ BẰNG PHÁC ĐỒ CỦA ĐÔNG Y TRỊNH GIA

KẾT QUẢ SAU 22 NGÀY CHỮA TRỊ BẰNG PHÁC ĐỒ CỦA ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bệnh suy thận mạn có nguy hiểm không?

Bệnh suy thận ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan của cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

- Giữ nước, có thể dẫn đến sưng ở tay và chân, huyết áp cao hoặc chất lỏng trong phổi (phù phổi).

- Nồng độ kali trong máu tăng đột ngột (tăng kali máu), có thể làm suy giảm chức năng của tim và đe dọa đến tính mạng.

- Tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể gây khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật

- Giảm phản ứng miễn dịch khiến người mắc dễ bị nhiễm trùng.

- Viêm màng ngoài tim.

- Giảm sản xuất tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu.

- Mức độ chất béo trung bình trong máu cao cùng với tăng huyết áp, thúc đẩy nguy cơ xơ vữa động mạch.

- Sự hình thành và duy trì mô xương suy yếu (loạn dưỡng xương do thận). Loạn dưỡng xương có thể dẫn đến đau xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Suy thận dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Điều trị những vấn đề gây nên bởi suy thận mạn

Một số phương pháp chữa trị sẽ giúp người bệnh giảm thiểu những vấn đề mà bệnh gây ra cho cơ thể như:

Tình trạng ứ dịch: Thận hoạt động kém sẽ gây ra tình trạng tích tụ dịch trong cơ thể. Tình trạng này khiến người bệnh sưng phù, huyết áp tăng cao. Bác sĩ sẽ kê thuốc lợi tiểu nhằm giúp người bệnh đào thải bớt nước dư thừa trong cơ thể qua đường tiểu.

Tình trạng thiếu máu: Khi mắc bệnh suy thận mạn, thận sẽ không sản xuất đủ chất erythropoietin (EPO) và người bệnh có số lượng tế bào hồng cầu ít hơn bình thường. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó thở, mệt mỏi, giảm khả năng làm việc và quan hệ tình dục. Bác sĩ điều trị có thể tiêm một chất có hoạt động giống EPO (chất kích thích sinh EPO), người bệnh có thể uống thêm thuốc sắt hay tiêm thêm sắt.

Tình trạng yếu xương: Khi bị suy thận mạn, việc cung cấp các vitamin D, photpho, canxi sẽ bị ảnh hưởng, gây ra những vấn đề về xương. Nồng độ canxi trong máu quá thấp sẽ kích thích sản xuất hormone tuyến cận giáp, gây ra tình trạng mất canxi từ xương. Theo thời gian, xương dần biến dạng, các khớp sưng nề. Khi điều trị, người bệnh sẽ được kê một số thuốc gắn photpho để làm giảm số lượng photpho trong máu.

Tình trạng dư thừa axit: Thận không thể loại bỏ hoàn toàn axit ra khỏi cơ thể, làm cơ thể rơi vào tình trạng toan chuyển hóa, tình trạng máu dư thừa axit dẫn đến một số vấn đề như loạn nhịp tim, hôn mê, co giật. Người bệnh sẽ được điều trị bằng các loại thuốc kháng axit.

Dư thừa kali: Khi thận hoạt động kém, kali sẽ tăng lên trong máu, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim, ngưng tim và những vấn đề khác liên quan đến thần kinh cơ. Người bệnh sẽ được bác sĩ kê các loại thuốc lợi tiểu và một số loại thuốc khác để cơ thể không bị quá tải dịch và kali.

Chữa suy thận bằng Đông y có hiệu quả không?

Theo Đông y, thận có chức năng đào thải chất độc và hấp thu các hợp chất có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó, thận còn có chức năng tàng tinh, chủ cốt thủy, điều khiển chức năng sinh sản.

Rất nhiều người lo lắng chữa suy thận bằng Đông y có mang lại hiệu quả như dùng thuốc Tây y hay không. Các chuyên gia cũng như thực tế đã cho thấy, phương pháp này cho hiệu quả tích cực và nên thực hiện.

Theo các bác sĩ, hiện nay điều trị suy thận bằng Tây y chưa có thuốc đặc hiệu mà chỉ làm giảm triệu chứng để ngăn ngừa diễn tiến nghiêm trọng. Trong khi đó, nguyên tắc điều trị suy thận bằng Đông y là dùng thuốc triệt tiêu nguyên nhân gây bệnh. Do đó, tình trạng suy thận được điều trị dứt điểm.

Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên vừa uống thuốc Đông y và thực hiện các biện pháp hỗ trợ như bấm huyệt, diện chẩn. Khi đó, chắc chắn tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài việc điều trị bệnh, những bài thuốc này còn giúp điều hòa huyết khí, nâng cao sức khoẻ và làm giảm tỷ lệ mắc các căn bệnh khác.

 
BỆNH SUY THẬN VẪN CÓ CƠ HỘI ĐƯỢC CHỮA TRỊ KHỎI BỆNH khi được điều trị bằng phác đồ CỦA ĐÔNG Y TRỊNH GIA chỉ sau thời gian ngắn vài ba tháng. Bệnh SUY THẬN ĐƯỢC KHỎI
 
Bởi vậy, quý bệnh nhân và người thân không may bị căn bệnh SUY THẬN HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI để được tư vấn, chữa trị ngay. Chưa bao giờ là quá muộn. 
 
Cho dù đã chuyển sang giai đoạn nào, nguyên nhân bị SUY THẬN từ tiểu đường, hay từ tim mạch,... VÌ "CÒN NƯỚC CÒN TÁT". 
 
Lưu ý: ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI CHỈ CÓ 2 NƠI:
 
1. THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢN NINH ĐT: 0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha