Suy thận là bệnh gì và có thể điều trị được không?

Suy thận là căn bệnh nguy hiểm, do đó, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu ở từng giai đoạn giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Ngày đăng: 08-05-2023

424 lượt xem

Bệnh suy thận là gì?

Thận là bộ phận quan trọng nhất trong hệ tiết niệu, đảm nhận vai trò lọc chất dư thừa của máu, chất thải sau đó bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Suy thận là tình trạng chức năng lọc máu của thận bị suy giảm khiến các chất độc hại đọng lại trong cơ thể.

Thông thường, bệnh suy thận phát triển qua 5 cấp độ, từ nhẹ đến nặng. Đầu tiên, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu. Tiếp đó, thận bắt đầu bị tổn thương nặng nề hơn, chức năng lọc máu của thận từ suy giảm đến ngừng hoạt động hẳn.

Theo các nhà khoa học thận bị suy giảm chức năng là bệnh lý có tính quy luật, phát triển âm thầm và có thể dẫn tới tử vong nếu không điều trị kịp thời. Đặc biệt bệnh nhân sẽ rất khó phát hiện các dấu hiệu bệnh suy thận ở quá trình khởi phát dẫn đến nguy cơ bệnh tăng nặng xảy ra ngày một nhiều.

Triệu chứng của bệnh suy thận

Để ngăn chặn nguy cơ tiến triển của tình trạng suy giảm chức năng thận, thận yếu người bệnh cần tuyệt đối cảnh giác với những dấu hiệu sau:

Mệt mỏi: Hiện tượng sụt giảm hormone erythropoietin khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, uể oải… là dấu hiệu suy thận đầu tiên cần chú ý.

Thay đổi khi đi tiểu: Tiểu nhiều, tiểu đêm, nước tiểu có máu… là triệu chứng khá rõ rệt giúp người bệnh nhận biết tình trạng bệnh của mình.

Sưng – Phù: Khi bị suy thận bệnh nhân sẽ có biểu hiện, sưng chân tay, mặt… là do độc tố tích tụ trong máu là hiện tượng xảy ra khi thận không thể thực hiện được chức năng bài tiết thông thường.

Hơi thở có mùi: Bệnh suy thận dẫn tới sự tích tụ của chất thải ure trong máu gia tăng khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Yếu sinh lý, rối loạn chức năng tình dục: Suy thận xảy ra sẽ dấn tới chức năng thận còn đáp ứng được nhiệm vụ cấu tạo vốn có sẽ gây ra ra rối loạn chức năng tình dục, đặc biệt là ở người nam. Biểu hiện được thể hiện rõ ràng là sinh lý yếu dần đi, xuất tinh sớm…

Dấu hiệu suy thận gây đau lưng cạnh sườn: Theo Đông y, thận chủ cốt tủy, nghĩa là thận tàng tinh, sinh tủy, nuôi sương cốt. Nếu chức năng thận suy giảm thì cột sống sẽ bị đau nhức, ê buốt, giảm sự chắc chắn và dẻo dai thông thường.

XEM THÊM:

>>>TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ ĐIỀU TRỊ TRONG 22 NGÀY CHO KẾT QUẢ BẤT NGỜ TỪ SUY THẬN GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3<<<

Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận

Sau rất nhiều các công trình nghiên cứu, các bác sĩ chuyên khoa thận đã chỉ ra nguyên nhân gây bệnh suy thận chủ yếu xuất phát từ một số yếu tố:

Thường xuyên nhịn tiểu: Là nguyên nhân gây suy thận hàng đầu làm tăng áp lực lên bàng quang, đồng thời suy giảm chức năng tiểu tiện, từ đó gây ra tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản.

Lười uống nước: Người bình thường cần duy trì uống từ 2 – 2,5 lít nước/ngày. Nguy cơ bị bệnh suy thận sẽ tăng lên nếu uống không đủ lượng nước cần thiết sẽ khiến nồng độ độc tố trong nước tiểu tăng cao, đồng thời tích tụ cặn bã trong cơ thể,  ảnh hưởng lớn đến khả năng lọc máu của thận.

Nguyên nhân suy thận do ăn mặn: Là thói quen xấu gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiết niệu. Ăn quá mặn khiến nước trong cơ thể khó được bài tiết ra ngoài và làm tăng gánh nặng cho thận, lâu dần sẽ gây ra bệnh.

Tổn thương do biến chứng các bệnh về thận: Nhiễm trùng thận, sỏi thận, thận hư, viêm cầu thận… là những bệnh lý phổ biến về thận gây tổn thương thận trong, suy thận kéo dài. Những bệnh này nếu không được điều trị sớm có thể gây ra biến chứng về thận khá nguy hiểm.

Lạm dụng tình dục: Nhiều người bị suy thận do thường xuyên quan hệ tình dục với cường đọ dày đặc khiến thận bị “vắt kiệt sức” không kịp thực hiện các chức năng đào thải độc tố, cân bằng các chất điện sinh để nuôi dưỡng cơ thể, lâu dần càng quan hệ tình dục thì thận càng suy.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy thận

Dấu hiệu suy thận ở giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu căn bệnh suy thận này có rất nhiều biểu hiện điển hình như:

Nước tiểu có dấu hiệu bất thường: Nếu nhận thấy nước tiểu có gì đó bất thường, bạn có thể nghĩ ngay đến trường hợp thận đang có vấn đề. Nếu trong nước tiểu xuất hiện bọt nhiều hơn bình thường, kèm theo chút máu, màu sắc khác thường hoặc giảm số lần tiểu tiện và lượng nước tiểu, bạn cần phải đi khám ngay.

Mẩn ngứa, phát ban: Ngứa cũng là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu thường thấy. Nguyên nhân là bởi khi thận bị suy yếu các chất thải không được lọc hết khiến cơ thể ngứa ngáy, người nổi mẩn đỏ. Tình trạng bệnh càng nghiêm trọng thì các cơn ngứa sẽ càng trở nên đáng sợ hơn.

Buồn nôn, biếng ăn: Khi bị bệnh sẽ kéo theo chứng ure huyết khiến người bệnh chán ăn, mệt mỏi và giảm cân. Bên cạnh đó, các cơn buồn nôn và nôn nhiều sẽ liên tục xuất hiện mỗi khi ăn xong. Thậm chí, một số người còn cảm thấy trong miệng có vị kim loại và mùi amoniac mỗi khi thở ra.

Suy thận có những loại nào?

Suy thận cấp tính

Dựa vào thời gian mắc bệnh, người ta thường chia thành hai nhóm bệnh là suy thận cấp và suy thận mạn. Đối với suy thận cấp lại được phân ra thành ba loại:

- Suy thận cấp trước thận hay chức năng: Đối với thể này, chức năng ống thận phần nào còn nguyên vẹn. Nguyên nhân chính gây ra dạng suy thận này là rối loạn huyết động hoặc giảm thể tích tuần hoàn. Một số nguyên nhân có thể kể tới như: mất máu, mất nước do nôn ói quá nhiều, tiêu chảy,…

- Suy thận cấp tại thận hay thực thể. Các nguyên nhân gây suy thận cấp là các bệnh lý tại thận. Tuy nhiên cũng có một số bệnh lý ngoài thận gây suy thận cấp tại thận. Suy thận cấp trước thận kéo dài quá lâu cũng có thể dẫn đến suy thận cấp tại thận.

- Suy thận cấp sau thận: Thường do bế tắc đường tiết niệu như sỏi kẹt, u chèn ép.

Suy thận cấp có thể gây tử vọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị

Suy thận mạn tính

Đối với suy thận mạn tính, người ta thường phân ra thành các cấp độ suy thận. Với mỗi cấp độ có tính chất và đặc điểm khác nhau. Nguyên nhân gây ra suy thận mạn rất đa dạng.

Tất cả các bệnh lý tại thận đều có kết cục cuối cùng là bệnh suy thận mạn tính khi không điều trị gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc và chức năng thận không thể phục hồi. Một số bệnh lý khác tại thận cũng có khả năng gây suy thận mạn như: tăng huyết áp, đái tháo đường…

Mức độ nguy hiểm của từng cấp độ suy thận

Với các cấp độ suy thận khác nhau, bệnh nhân sẽ có những mức độ nguy hiểm khác nhau. Trong giai đoạn đầu, thường là từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3, thận của bệnh nhân vẫn có khả năng lọc chất thải ra khỏi máu. Ở giai đoạn 4 đến giai đoạn 5, lúc này thận của bệnh nhân sẽ không thể thực hiện tốt chức năng của nó nữa.

Giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2: Các dấu hiệu tổn thương thận có thể là protein xuất hiện trong nước tiểu, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hầu như không bị ảnh hưởng nhiều.

Giai đoạn 3: Bệnh nhân có khả năng gặp các biến chứng về sức khoẻ do chất thải tích tụ trong cơ thể. Một số bệnh lý có thể gặp như: tang huyết áp, thiếu máu, loãng xương.

Giai đoạn 4: Bệnh nhân sẽ có những triệu chứng nặng hơn bệnh thận mạn. Bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý cho vấn đề lọc máu hoặc chuẩn bị cấy ghép thận.

Giai đoạn 5: Bệnh nhân cần được lọc máu và chuẩn bị cấy ghép thận. Lúc này thận đã suy kiệt hoàn toàn và không còn khả năng thực hiện được chức năng của nó. Bệnh nhân gia tăng nguy cơ tử vong do các bệnh lý cơ hội, nhiễm trùng…

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

 Bệnh suy thận có chữa được không?

Suy thận là căn bệnh vẫn còn làm đau đầu nhiều chuyên gia, giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực thận – tiết niệu. Bệnh suy thận diễn ra khó lường, không có nhiều biểu hiện rõ nét, mỗi giai đoạn sẽ là một thái cực khác nhau. Nếu phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn nhẹ, gặp được phương pháp điều trị tích cực và tuân thủ hoàn toàn theo liệu pháp của bác sĩ có khả năng kiểm soát bệnh.

Nhưng nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn nặng, phải sử dụng một số phương pháp duy trì sự sống như lọc máu hay chạy thận. Nếu ở thể nặng, tỷ lệ sống sót giữa những người bệnh khác nhau hoặc rất thấp, không có nhiều hy vọng.

Việc điều trị còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: giai đoạn phát triển bệnh, sức khoẻ của bản thân xem có thể đáp ứng được với nhu cầu điều trị không, hơn nữa còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nếu không điều trị bệnh suy thận sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm

Các biện pháp điều trị suy thận

Điều trị bệnh suy thận dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Các biện pháp phổ biến hiện nay gồm:

- Điều trị nội khoa giúp kiểm soát được triệu chứng bệnh hiệu quả. Biện pháp này giúp người bệnh có cuộc sống thoải mái đến khi không thể duy trì được nữa.

- Chạy thận nhân tạo: Sử dụng máy ở bên ngoài làm sạch các chất thải có trong máu thay thế cho chức năng của thận. Được chỉ định cho người bệnh có biến chứng tăng kali, rối loạn chức năng não không đáp ứng điều trị nội khoa, hệ số thanh thải creatinin giảm dưới mức 10ml/phút/1,73m2 cơ thể

- Thẩm phân phúc mạc còn được gọi là lọc màng bụng (Peritoneal dialysis – PD): Làm sạch chất thải trong máu bằng việc dùng niêm mạc ổ bụng của người bệnh.

- Cấy ghép thận: Chỉ định trong trường hợp chức năng thận bị suy giảm 90%, không thể lọc máu được nữa.

Những con số nói lên mức độ nguy hiểm của căn bệnh suy thận tại Việt Nam

Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh suy thận

Những biến chứng của suy thận vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là những cách có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải suy thận:

Thiết lập lối sống lành mạnh: Chúng ta phải luyện tập thể thao hàng ngày để có thể duy trì cân nặng và nâng cao sức khoẻ. Bên cạnh đó, cần theo dõi thường xuyên và duy trì chỉ số huyết áp ở mức cho phép. Đồng thời, kiểm soát lượng đường acid uric và cholesterol có trong máu. Đặc biệt, tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Giảm ngay lượng muối, đạm và dầu mỡ trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, bổ sung thêm các loại rau, củ, quả có lợi cho sức khỏe. Đừng quên mỗi ngày phải uống từ 1,5 cho đến 2l nước.

Đến thăm khám bác sĩ định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi sức khỏe tổng quan hoặc ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu thận bị suy giảm chức năng để có phương pháp điều trị kịp thời.

XEM THÊM:

>>>TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ ĐIỀU TRỊ TRONG 22 NGÀY CHO KẾT QUẢ BẤT NGỜ TỪ SUY THẬN GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3<<<

BỆNH SUY THẬN VẪN CÓ CƠ HỘI ĐƯỢC CHỮA TRỊ KHỎI BỆNH khi được điều trị bằng phác đồ CỦA ĐÔNG Y TRỊNH GIA để sau thời gian ngắn vài ba tháng. Bệnh SUY THẬN ĐƯỢC KHỎI
 
Bởi vậy, quý bệnh nhân và người thân không may bị căn bệnh SUY THẬN HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI để được tư vấn, chữa trị ngay. Chưa bao giờ là quá muộn. 
 
Cho dù đã chuyển sang giai đoạn nào, nguyên nhân bị SUY THẬN từ tiểu đường, hay từ tim mạch,... VÌ "CÒN NƯỚC CÒN TÁT". 
 
Lưu ý: ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI CHỈ CÓ 2 NƠI:
 
1. THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢN NINH ĐT: 0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính
 
2. Số nhà 10/1/2 A đường 26, phường Linh Đông, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, ĐT: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha