Có thể bạn không biết một số loại thuốc tây sẽ gây mất thính giác

Nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng hơn 200 loại dược phẩm có khả năng gây độc tính cho tai, với mức độ nghiêm trọng từ tạm thời cho đến suy giảm vĩnh viễn.

Ngày đăng: 01-12-2019

835 lượt xem

Độc tính trên tai do thuốc tây y gây ra là gì?

Đây là thuật ngữ các chuyên gia y tế sử dụng cho các loại thuốc và chất bổ sung gây mất thính lực hoặc ù tai. Triệu chứng dễ thấy khi thuốc gây hại lên thính lực là ù tai, có thể kèm theo chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng khi đi, đứng...

Nếu người dùng thuốc cứ âm thầm chịu đựng thì sự mất thính lực càng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến điếc vĩnh viễn. Dưới đây là các loại thuốc thường được sử dụng và thuốc được kê toa có thể gây tổn hại cho thính giác của bệnh nhân.

1. Các thuốc salicylates: Cụ thể là sử dụng aspirin liều cao trong những trường hợp như đau khớp thì aspirin sẽ gây giảm thính lực với triệu chứng là ù tai. 

Không như những trường hợp mất thính lực do các loại thuốc khác, mất thính lực gây ra bởi các thuốc salicylates sẽ được cải thiện trong vòng 48 đến 72 giờ sau khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc.

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa mất thính lực do các thuốc NSAID như ibuprofen và naproxen, vì chúng có thể làm giảm lưu lượng máu đến ốc tai (cơ quan ở trong tai) và làm suy giảm chức năng thính giác.

3. Thuốc kháng sinh: Một số loại kháng sinh có thể gây hại cho tai  như Ampicillin khi dùng liều cao điều trị viêm màng não do Hemophillus influenzae cũng có thể làm suy giảm thính lực.

Các thuốc kháng sinh khi dùng liều cao có nguy cơ gây ra giảm thính lực

Chloramphenicol cũng giống như ampicillin, khi dùng điều trị viêm màng não cũng làm giảm sút sức nghe. Các kháng sinh khác như viomycin, vancomycin, capreomycin cũng có nguy cơ làm suy giảm thính lực, gây điếc.

Triệu chứng suy giảm thính lực do thuốc kháng sinh này gây ra cũng tùy từng trường hợp mà bị nghe kém, ù tai tiếng thổi, thỉnh thoảng chóng mặt, nếu dùng quá liều lâu ngày có thể gây điếc thần kinh giác quan không phục hồi, gây hư hại cả ốc tai và tiền đình.

4. Thuốc hóa trị: Một số loại thuốc hóa trị như cisplatin, carboplain hoặc bleomycin cũng có liên quan đến mất thính lực. Vì vậy, bệnh nhân nên được thông báo về các tác dụng phụ tiềm ẩn của bất kỳ loại thuốc được kê đơn nào

Một số loại thuốc hóa trị gây ra nguy cơ suy giảm thính lực

5. Thuốc chống sốt rét: Các loại thuốc chống sốt rét như quinin và chloroquin có thể làm giảm thính lực. Triệu chứng sẽ mất hẳn khi người bệnh ngưng thuốc, nhưng sử dụng thuốc với liều cao thì có thể gây điếc vĩnh viễn.

Vì vậy, để hạn chế tác dụng phụ của thuốc lên thính lực, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào người bệnh cũng nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ. Trong và sau thời gian dùng thuốc nếu thấy bất kỳ biểu hiện nào như ù tai, nghe kém cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. 

.ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi có phương pháp chữa trị bệnh điếc tai, điếc, mất hoặc giảm thính lực. Bằng phương pháp đông y gia truyền.

Bệnh nhân sẽ hồi phục thính giác trở lại sau một thời gian ngắn điều trị

 

Lang y Bùi THị Hạnh

ĐC: khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh

ĐT: 0378 041 262

 

Con trai: Trịnh Thế Anh

ĐC: 10/1/2 A đường 26, phường Linh Đông, Thủ Đức, tp. HCM

ĐT: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha