Thói quen sai lầm dẫn đến bệnh suy thận

Suy thận không chỉ khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống, mà còn có thể tử vong bất cứ lúc nào. Cần tránh những thói quen xấu dưới đây khiến thận bị tổn thương.

Ngày đăng: 12-04-2024

36 lượt xem

1. Thói quen xấu dẫn đến suy thận

Lạm dụng muối: Chế độ ăn nhiều muối có hàm lượng natri cao, có thể làm tăng huyết áp và do đó gây hại cho thận của bạn. Điều này khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ muối dư thừa. Vì vậy, cần hạn chế lượng muối tiêu thụ để cải thiện chức năng thận hiệu quả, phòng tránh bệnh suy thận.

Tiêu thụ quá nhiều đường: Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, những tác động này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống thận. Việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn, đồ uống có đường trong thời gian dài có thể tạo ra nguy cơ cao về bệnh suy thận.

Một số thói quen xấu dễ dẫn đến tình trạng suy thận mà bạn nên biết

Không ăn sáng: Buổi sáng là thời điểm túi mật trong cơ thể bắt đầu hoạt động bài tiết dịch để tiêu hóa thức ăn. Nhiều người thường xuyên không ăn sáng làm túi mật không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật có thể tích tụ lâu hơn trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành sỏi mật và sỏi thận. Lâu dần sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh suy thận.

Nhịn tiểu thường xuyên: Nhịn tiểu nhiều không chỉ làm khả năng giữ nước tiểu của bàng quang giảm, phải đi tiểu nhiều hơn mà còn gây chứng bí tiểu, bí tiểu gây cảm giác khó chịu. Thậm chí, trong tình huống nghiêm trọng, nước tiểu ứ đọng trong bàng quang quá nhiều có thể chảy ngược lại vào thận, dẫn đến suy thận và tử vong.

Uống không đủ nước: Uống ít nước là một trong những nguyên nhân gây suy thận, khi lượng nước cung cấp cho cơ thể không đủ, hệ tiết niệu cũng hoạt động kém hiệu quả hơn. Cung cấp đủ nước giúp thận loại bỏ natri và chất độc ra khỏi cơ thể và hạn chế sỏi thận gây đau đớn.

Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước lại phản tác dụng, thận không thể loại bỏ lượng nước dư thừa. Hàm lượng natri trong máu trở nên loãng gây hạ natri máu có thể đe dọa tính mạng (theo Mayo Clinic).

Uống nhiều rượu, bia: Những người nghiện rượu nặng và hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh suy thận mãn tính. Chất cồn có trong bia và rượu có thể tác động tiêu cực lên khả năng của thận trong việc lọc và loại bỏ chất độc khỏi máu. Tiêu thụ bia và rượu gây ứ đọng acid uric, gây tắc nghẽn ống thận làm cho thận suy yếu một cách nhanh chóng.

Ăn ít chất xơ và nhiều đạm: Protein thật sự rất cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể mỗi người. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có thể làm thận phải hoạt động mạnh hơn để loại bỏ các chất độc có trong thịt.

Vì vậy, để phòng ngừa bệnh suy thận, cần duy trì việc tiêu thụ thịt với lượng vừa phải, kết hợp với rau xanh vào mỗi bữa ăn hàng ngày để cân bằng chất trong cơ thể.

Ngồi nhiều: Ngồi nhiều, ít vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn tính, đặc biệt là phụ nữ. Cần giảm thời gian ngồi và thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ bắp và kích thích tinh thần, tránh tác động tiêu cực đến cơ thể, trong đó có sức khỏe của thận.

Lạm dụng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau không kê đơn có thể làm dịu cơn đau nhức ngay lập tức, nhưng chúng có thể gây hại cho thận, đặc biệt nếu đã bị bệnh suy thận.

Thừa cân, béo phì gây suy thận: Thừa cân, béo phì làm tăng mức lọc cầu thận, tăng áp lực thành mao mạch cầu thận, tổn thương tế bào có chân dẫn đến bệnh suy thận mãn tính.

Một số loại thức ăn nếu lạm dụng sẽ gây ra vấn đề nguy hiểm cho thận

2. Thói quen tốt giúp thận luôn khỏe mạnh

Để thận luôn hoạt động tốt, bạn cần xây dựng những thói quen sinh hoạt lành mạnh và quan tâm đến sức khỏe của thận. Dưới đây là một số thói quen tốt cho thận mà bạn nên biết:

Uống đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt đối với những người bị thận yếu. Uống nước vừa đủ mỗi ngày, khoảng 2 - 2,5 lít, tùy theo sức lao động của mỗi người. Ngoài nước lọc, người bệnh suy thận cũng có thể bổ sung thêm một số loại nước trái cây tươi như nước dưa hấu, táo, dâu tây,… cũng rất tốt cho sức khỏe.

Thường xuyên vận động: Việc luyện tập thể thao điều độ không những giúp tăng cường sự dẻo dai cho các cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch, giúp khí huyết được lưu thông tốt hơn mà còn giúp ổn định huyết áp, làm giảm mỡ máu (cholesterol và triglycerides), tăng cường sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, cần lựa chọn bài tập tốt cho thận, phù hợp và duy trì cường độ tập luyện vừa sức với thể trạng của mỗi người.

Vận động thường xuyên rất tốt cho thận

Giữ cân nặng phù hợp: Những người thừa cân hoặc béo phì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, có nguy cơ mắc tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao có thể làm hỏng thận. Vì vậy, giữ cân nặng phù hợp là cách bảo vệ thận khỏi nguy cơ tổn thương và hạn chế áp lực lên thận.

Kiểm soát đường huyết: Với những người bị bệnh tiểu đường, hoặc có nguy cơ có lượng đường huyết cao là những đối tượng dễ gây nên tổn thương thận, cần phải kiểm soát đường huyết thường xuyên để đảm bảo thận không bị tổn thương.

Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao là yếu tố kéo theo các hệ lụy về sức khỏe như tiểu đường, tim mạch hoặc cholesterol tăng cao, gây tổn thương đến thận. Khi huyết áp cao kéo dài sẽ làm tăng áp lực lên cầu thận khiến thận làm việc vất vả hơn. Kiểm soát tốt huyết áp sẽ là cách phòng ngừa bệnh suy thận một cách tốt nhất.

Nên thường xuyên kiểm tra huyết áp và đường huyết để phòng ngừa bệnh suy thận

Từ bỏ rượu bia và thuốc lá: Nếu thường xuyên uống quá nhiều bia rượu, nồng độ cồn trong máu tăng cao, thận làm việc hết công suất mà khó có thể đào thải hết độc tố ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến viêm thận cấp tính hoặc mãn tính. Giảm tiêu thụ rượu và từ bỏ thuốc lá là cách bảo vệ thận và các bộ phận khác của cơ thể được khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Đi tiểu ngay khi buồn tiểu: Bạn nên đi tiểu càng sớm càng tốt nếu có cảm giác buồn tiểu, tránh chất độc bị giữ lại trong cơ thể và gây nhiễm trùng đường tiết niệu và ảnh hưởng tới chức năng của thận.

Chú ý trong việc sử dụng thuốc không kê đơn: Nếu thường xuyên dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), thuốc chống viêm không steroid bao gồm ibuprofen và naproxen, có thể gây hại cho thận. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

3. Những ai cần kiểm tra chức năng thận

Những đối tượng sau cần lưu ý kiểm tra chức năng thận:

- Người có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc mắc bệnh thận mạn tính phải lọc máu hay ghép thận.

- Người sinh ra nhẹ cân.

- Người thừa cân, béo phì.

- Người có dấu hiệu bất thường ở thận.

- Người trên 60 tuổi

Kiểm tra chức năng thận thường xuyên là việc làm cần thiết, giúp phát hiện sớm  bệnh tật để có thể điều trị kịp thời cũng như giúp điều chỉnh lối sống làm chậm hoặc ngăn ngừa thận bị tổn thương.

Trên đây là những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Hy vọng sẽ là thông tin bổ ích giúp bạn đọc biết cách phòng tránh để từ đó xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng, một lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe được tốt hơn.

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN HIỆU QUẢ BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha