06 dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh suy thận mà bạn nên biết

Bệnh suy thận không chỉ là gánh nặng cho sức khỏe, tinh thần mà còn khiến cho kinh tế của nhiều gia đình kiệt quệ. Vậy những dấu hiệu nào cảnh báo bạn đang có nguy cơ mắc suy thận?

Ngày đăng: 31-07-2023

198 lượt xem

1. Nguyên nhân nào dẫn đến suy thận?

Người bị cao huyết áp

Thận được cấu tạo từ các đơn vị là nephron với chức năng chính là loại bỏ các chất thải ra khỏi máu và tạo thành nước tiểu. Các nephron trong thận được bao quanh bởi một mạng lưới dày đặc các mạch máu. Việc không kiểm soát tình trạng tăng huyết áp theo thời gian có thể khiến các động mạch xung quanh thận thu hẹp, suy yếu hoặc xơ cứng lại.

Ngoài ra, thận của một người khỏe mạnh đáp ứng với một loại hormon gọi là aldosterone được sản xuất tại tuyến thượng thận. Aldosterone có vai trò quan trọng trong điều hòa muối và nước của cơ thể.

Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ aldosterone cao có thể thúc đẩy tiến triển suy thận vì làm tăng xơ hóa tế bào thận. Lượng aldosterone cao có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy thận ở người bệnh tăng huyết áp không được kiểm soát.

Người bệnh đái tháo đường

Một nguyên nhân gây ra suy thận là bệnh đái tháo đường, một tình trạng đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng hàng triệu nephron trong mỗi quả thận và sau cùng dẫn đến suy thận.

Hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh thận do đái tháo đường, do đó việc điều trị sẽ kéo dài liên tục. Khi các tế bào thận tiếp xúc lâu dài với nồng độ glucose cao trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường, một số tế bào có khả năng bị rối loạn chức năng, điển hình như tế bào nội mô thận.

Đái tháo đường và tăng huyết áp là những nguyên nhân thường gặp gây ra suy thận

Suy giảm lưu lượng máu đến thận

Một số trường hợp có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận và dẫn đến suy thận, bao gồm:

- Mất máu hoặc dịch cơ thể.

- Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp: nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACEI) làm giảm sự hình thành angiotensin II - một chất có tác dụng làm co mạch và tăng huyết áp. Từ đó, nhóm thuốc này ức chế sự co thắt các tiểu động mạch đi của cầu thận và làm giảm tỷ lệ lọc cầu thận - một thông số dùng để đánh giá chức năng thận. Tỷ lệ này giảm nhiều sẽ khiến các chất thải không được lọc khỏi máu.

 - Các bệnh lý về tim mạch như: suy tim, nhồi máu cơ tim

-  Các bệnh lý dẫn đến nhiễm trùng, suy gan.

- Sử dụng aspirin, ibuprofen, naproxen hoặc các loại thuốc liên quan: Các thuốc giảm đau chống viêm không phải steroid (NSAIDs) làm giảm sự hình thành prostaglandin. Tại thận, các prostaglandin như PGE2, PGD2 làm giãn tiểu động mạch đi và giúp tăng lưu lượng máu đến thận. Các NSAIDs làm ức chế quá trình này, dẫn đến sự co mạch đột ngột và tổn thương thận cấp.

- Người bệnh bị sốc phản vệ, bị bỏng nặng.

<<<22 NGÀY CHỮA TRỊ SUY THẬN TỪ GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3 BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA>>>

Các chấn thương liên quan đến thận

Những tình trạng bệnh và các tác nhân sau đây có thể làm tổn thương thận và dẫn đến suy thận cấp tính đó là:

- Rối loạn đông máu trong tĩnh mạch, động mạch trong và xung quanh thận.

- Hội chứng tan máu

- Cholesterol tích tụ trong mạch máu và làm tắc nghẽn dòng máu thận, viêm cầu thận.

- Lupus, một loại bệnh tự miễn có biểu hiện viêm đa hệ thống, trong đó có viêm cầu thận.

- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối.

- Sử dụng thuốc hóa trị, thuốc kháng sinh.

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến bệnh suy thận

Hút thuốc có mối liên hệ trực tiếp với việc tăng protein trong nước tiểu, làm teo thận. Bệnh nhân tiểu đường và huyết áp cao vốn dĩ đã là gánh nặng cho thận, nếu kết hợp thêm việc hút thuốc sẽ khiến thận càng bị tổn thương trầm trọng hơn.

- Ăn quá nhiều muối: Chế độ ăn quá nhiều muối sẽ gây ra sự mất cân bằng cho cơ thể như tăng huyết áp, hỏng các ống sinh niệu, rối loạn chức năng lọc máu, đẩy nhanh quá trình hư hỏng thận. Thận sẽ có xu hướng tích thêm nước để pha loãng các chất điện giải thừa trong máu.

-Uống quá nhiểu nước giải khát có ga: Các loại đồ uống có ga cho dù có hay không có chất làm ngọt nhân tạo và thức uống năng lượng với hàm lượng phosphate cao sẽ vẫn có khả năng phá hủy mạch máu ở thận và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

- Ăn phải những thực phẩm biến đổi Gen: Các loại thực phẩm chế biến có chứa thành phần biến đổi Gen là loại được biến đổi cấu trúc gen với khả năng chống lại sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ, và cải thiện năng suất. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu chỉ ra những sản phẩm này có thể gây nhiễm độc gan và thận.

Vì vậy vẫn nên lựa chọn các sản phẩm hữu cơ, tránh loại có thành phần biến đổi gen để giảm thiểu nguy cơ với thận.

Có nhiều nguyên nhân có thế dẫn đến bệnh suy thận

2. Mách bạn 06 dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh suy thận mà bạn nên biết

Đau lưng

Đau lưng bên sườn hoặc đau lưng dưới là một trong những dấu hiệu suy thận. Đau lưng cũng có thể do người bệnh đang mắc bệnh sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên nếu bị các bệnh lý này sẽ kèm theo triệu chứng tiểu buốt, tiểu khó, nóng rát khi đi tiểu.

Tiểu tiện bất thường

Chức năng của thận sẽ ảnh rất lớn đến tình trạng tiểu tiện. Chúng ta cần phải lưu ý khi gặp phải các vấn đề như đi tiểu nhiều hoặc ít hơn so với bình thường, nước tiểu có màu, mùi bất thường hoặc lẫn máu.

Da trở nên khô và ngứa

Da khô và ngứa là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn và tình trạng này có thể kéo dài ngay cả khi bệnh nhân đã lọc máu. Nguyên nhân là do cường phó giáp, tăng tích tụ phospho, tuy nhiên cũng cần loại trừ các nguyên nhân gây da khô và ngứa trên nền bệnh nhân suy thận như ghẻ và chàm.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh suy thận

Suy nhược cơ thể

Chán ăn là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân suy thận giai đoạn đầu. Khi chức năng của thận suy giảm thì triệu chứng này càng xuất hiện nhiều. Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, không thể thực hiện các hoạt động gắng sức.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thận không lọc được hết chất thải, chất độc hại khiến chúng tích tụ trong cơ thể và trong máu và gây mệt mỏi, suy nhược. Đây là triệu chứng phổ biến nhưng thường dễ bị bỏ qua.

Khó thở

Suy thận khiến cho người bệnh không thể lọc được chất thải trong máu ra ngoài và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu. Điều này là nguyên nhân làm cơ thể bị ứ dịch và gây suy giảm chức năng của phổi. Thêm vào đó, lượng hồng cầu giảm dẫn đến quá tình vận chuyển oxy sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, khi thường xuyên bị khó thở, hãy nghĩ đến dấu hiệu suy thận và đi khám ngay.

Cơ thể bị phù nề

Phù là dấu hiệu suy thận rất điển hình khi cơ thể mất đi một lượng protein qua nước tiểu. Tuy phù nề có thể do nhiều yếu tố khác gây nên nhưng khi thấy bị phù, hãy nghĩ ngay đến bệnh suy thận. Phù thường xuất hiện ở các vị trí như bàn chân, mắt cá chân, đôi khi có thể xảy ra ở mặt, cánh tay và các bộ phận khác của cơ thể.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

3. Các biện pháp giúp phòng ngừa suy thận

Khi bị suy thận sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. Do đó, phòng ngừa bệnh là một việc làm mà bạn nên thực hiện ngay từ bay giờ.

- Không sử dụng thuốc lá: Khói thuốc lá có thể dẫn đến xơ vữa mạch, làm giảm lưu lượng máu đến thận, giảm khả năng hoạt động tốt nhất cho thận. Đã có những nghiên cứu chứng minh rằng hút thuốc sẽ gây giảm chức năng của thận nhanh hơn so với những người có bệnh thận tiềm ẩn.

- Tập thể dục: Đây là một trong những hoạt động thể lực hàng ngày giúp cho cơ thể duy trì huyết áp bình thường và kiểm soát được lượng đường máu. Tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đâí tháo đường và tăng huyết áp, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về thận.

- Thận trọng khi sử dụng thuốc tây: Không được làm dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc giảm đau, chống viêm, gây tổn thương cho thận và đặc biệt là sẽ dẫn đến suy thận nếu sử dụng thường xuyên.

- Cân bằng chế độ ăn uống: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau tươi và trái cây sẽ giúp cơ thể giảm được nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, trong đó có các bệnh về thận. Trong các bữa ăn, cần giảm đi lượng tinh bột, đường, chất béo và thịt. Đối với những người lớn trên 40 tuổi, giảm muối sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp và sỏi thận.

- Uống nhiều nước: Uống đủ nước sẽ giúp làm loãng nước tiểu, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể và giúp ngăn ngừa sỏi thận.

- Kiểm tra thận định kỳ: Vì bệnh thận thường xảy ra thầm lặng và không gây ra những triệu chứng rõ ràng cho đến giai đoạn muộn nên việc chẩn đoán sớm và phòng ngừa bệnh thận cần được thực hiện đều đặn, đặc biệt là những người có nguy cơ cao như những người mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp, người lớn trên 40 tuổi.

SAU KHI ĐIỀU TRỊ SUY THẬN BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

<<<22 NGÀY CHỮA TRỊ SUY THẬN TỪ GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3 BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA>>>

LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha