Tại sao bệnh nhân suy thận mạn lại dễ bị thiếu máu?

Một trong những biến chứng nguy hiểm đến khiến bệnh nhân suy thận mạn tử vong là thiếu máu. Vậy tại sao suy thận mạn lại thiếu máu, điều trị dự phòng như thế nào?

Ngày đăng: 13-08-2023

209 lượt xem

Suy thận mạn tính là gì?

Bệnh suy thận mạn tính thường diễn biến một cách âm thầm và khó phát hiện, nó thường dẫn đến tình trạng suy thận mạn vào giai đoạn cuối của bệnh. Như vậy ta cần phân biệt rõ khái niệm bệnh thận mạn và suy thận mạn. Bệnh thận mạn là bệnh gồm nhiều giai đoạn, bệnh nhân chỉ được coi là suy thận mạn khi mắc bệnh thận mạn có mức lọc cầu thận < 60ml/phút, tương ứng với bệnh thận mạn ở các giai đoạn III, IV, và V.

Bệnh nhân bị suy thận mạn thường gặp những triệu chứng như:

- Thiếu máu: da xanh tái, niêm mạc nhạt màu, thường bị hoa mắt chóng mặt. Mức độ thiếu máu tỷ lệ thuận với độ nặng của bệnh. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ăn kém, giảm các hoạt động thường ngày. Đây chính là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân bị suy thận mạn.

- Tăng huyết áp

- Triệu chứng thần kinh-cơ như bị chuột rút, cảm giác như kiến bò, bỏng rát ở chân,...

- Gặp những vấn đề về xương khớp như loãng xương, viêm xương,...

- Chán ăn, buồn nôn, ở giai đoạn muộn bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, loét miệng, loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa.

Bệnh suy thận mạn thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Thiếu máu trong suy thận mạn tính là gì?

Ở cơ thể người bình thường, thận là cơ quan quan trọng trong điều hòa sản xuất erythropoietin (một nội tiết tố kích thích sản sinh hồng cầu theo cơ chế feed - back) đáp ứng với nồng độ oxygen cung cấp cho tổ chức. Erythropoietin sẽ tác động kích thích tủy xương làm sản sinh hồng cầu nhằm vào khâu biệt hóa hồng cầu.

Tuy nhiên, nếu cơ thể bị thiếu erythropoietin thì hồng cầu sẽ không thể tiếp tục biệt hóa, do vậy mà người bệnh suy thận mạn tính thường bị thiếu máu. Hiểu một cách đơn giản, khi chức năng thận của người bệnh bị mất đi một phần vĩnh viễn thì sẽ làm sản sinh tình trạng thiếu máu, tình trạng này có thể bắt đầu từ giai đoạn đầu tiên của suy thận và tiến triển dần cùng với mức độ nặng dần của bệnh suy thận mạn tính.

Người mắc bệnh thận mạn tính thường xuất hiện triệu chứng bệnh thiếu máu

Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn rất phổ biến, đặc biệt là bệnh nhân ở giai đoạn cuối, cần điều trị duy trì thường xuyên. Triệu chứng thiếu máu khá dễ nhận biết gồm: da xanh xao, cơ thể yếu ớt, dễ chóng mặt, đau đầu, choáng váng, khó thở, suy tim, nhịp tim bất thường,…

Nguyên nhân khiến người bệnh suy thận mạn bị thiếu máu

 Do chạy thận nhân tạo

Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4 và 5 bắt buộc phải chạy thận nhân tạo duy trì trong thời gian chờ ghép thận. Quá trình này giúp hỗ trợ thận lọc chất độc ra khỏi cơ thể, song cũng gây nguy cơ mất máu nghiêm trọng. Nguyên nhân do đây là quá trình đưa máu tuần hoàn ra khỏi cơ thể qua hệ thống ống dẫn, đến bộ lọc nhân tạo rồi quay ngược trở về cơ thể.

Dù phương pháp chạy thận hiện nay đã có nhiều cải tiến song vẫn khiến bệnh nhân hao hụt một lượng máu nhất định. Thực hiện chạy thận nhân tạo càng liên tục thì nguy cơ thiếu máu càng cao, kết hợp với các yếu tố bệnh lý khác gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do giảm hormone sản xuất hồng cầu

Thận không chỉ giữ vai trò lọc máu mà còn thực hiện chức năng sản sinh hormone erythropoietin - hormone kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu. Bệnh nhân suy thận mạn cũng đồng thời giảm chức năng sản xuất hormone này, từ đó việc hình thành hồng cầu cũng suy giảm, trực tiếp gây thiếu máu.

Do chế độ ăn kém

Không những những triệu chứng của suy thận mạn khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, không còn hứng thú ăn uống mà họ còn phải kiêng nhiều loại thực phẩm. Đứng đầu trong danh sách thực phẩm phải kiêng là những loại thực phẩm giàu đạm, đạm lại là chất quan trọng để cơ thể tạo máu.

Ngoài ra, bệnh nhân chán ăn, kém hấp thụ cũng khiến cơ thể thiếu hụt nhiều dưỡng chất khác, tiêu biểu như sắt hay acid folic, tình trạng này càng kéo dài thì nguy cơ thiếu máu càng tăng.

Chảy máu qua đường tiêu hóa

Một trong những biến chứng mà bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối phải đối mặt là xuất huyết tiêu hóa. Đây là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, không chỉ khiến bệnh nhân mất máu mà còn nguy cơ cao gây sốc, tử vong,…

 Do tan máu 

Ở người bệnh mắc bệnh suy thận mạn, hồng cầu bị tăng phá hủy. Hồng cầu có tính chất nhược sắc, ít sắt, sớm bị vỡ và bị thực bào. Màng tế bào hồng cầu bị giảm khả năng biến dạng. Ở người chạy thận nhân tạo, hiện tượng tan máu có thể xảy do ly giải cơ học và tiếp xúc với chất gây ô nhiễm nguồn nước (chloramine, arsenic, kẽm…).

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Những biến chứng khi thiếu máu của bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính

Biến chứng chủ yếu khi đối mặt với tình trạng thiếu máu ở bệnh suy thận mạn tính là biến chứng tim mạch. Bao gồm:

- Nhịp tim bất thường, nhịp tim nhanh bất thường, đặc biệt là khi hoạt động mạnh như tập thể dục.

- Cơ tim nở ra.

- Suy tim đây là tình trạng tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể diễn ra trong một thời gian dài.

Biện pháp điều trị thiếu máu do suy thận mạn

Khi gặp biến chứng thiếu máu ở bệnh suy thận mạn, nếu không kịp thời khắc phục, sức khỏe, sức chịu đựng cũng như khả năng chống chịu bệnh tật của người bệnh đặc biệt bị ảnh hưởng. Biến chứng có thể gặp phải như suy tim, đột quỵ có thể gây tử vong nhanh chóng. Vì thế phòng ngừa và điều trị thiếu máu là vô cùng cần thiết ở bệnh nhân suy thận mạn.

Dự phòng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn

Nếu suy thận mạn chưa đến giai đoạn cuối hoặc tình trạng thiếu máu chưa xảy ra nghiêm trọng, bệnh nhân vẫn cần dự phòng bằng các biện pháp sau:

- Chế độ ăn kiểm soát protein: Dù bị suy thận mạn ở giai đoạn nào, thực hiện chế độ ăn hạn chế protein càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, chế độ ăn này có thể gây thiếu hụt năng lượng cũng như thiếu yếu tố cần thiết tạo máu, có thể xem xét bổ sung sắt hoặc folate theo chỉ định của bác sĩ. Nếu thiếu hụt sắt nghiêm trọng, bác sĩ có thể bổ sung sắt khẩn cấp qua đường tĩnh mạch, sau đó giảm dần lượng và chuyển về đường uống.

- Lọc máu sớm: Nên chủ động trong việc lọc máu khi suy thận mạn ở mức nghiêm trọng để tránh tình trạng phụ thuộc vào truyền máu. Ngoài ra, lọc máu cũng giúp tăng số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin, giúp tình trạng máu tốt hơn.

Khắc phục kịp thời tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận để hạn chế biến chứng nguy hiểm

 Điều trị thiếu máu

Tùy vào tình trạng thiếu máu và khả năng đáp ứng, bác sĩ sẽ xem xét 1 hoặc kết hợp các biện pháp điều trị sau:

- Lọc máu: Lọc máu sau khoảng vài tháng có thể cải thiện tình trạng thiếu máu cũng như tăng hiệu quả lọc máu song tác dụng này thường không kéo dài sau 3 năm.

- Truyền máu: Truyền máu định kỳ là cần thiết với bệnh nhân bị thiếu máu, giúp tăng tưới máu mô cũng như đáp ứng tốt nhu cầu oxy của mô. Tuy nhiên truyền máu quá nhiều có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như: quá tải sắt, nhiễm virus, xuất hiện kháng thể kháng lại kháng nguyên HLA, giảm cơ hội ghép thận thành công.

- Sử dụng Steroid đồng hóa: Androgen là chất có tác dụng kích thích mô thận hoặc gan sản sinh EPO, đáp ứng tốt với một số bệnh nhân suy thận mạn bị thiếu máu.

Điều trị thay thế bằng erythropoietin: Sự thiếu hụt erythropoietin ở bệnh nhân suy thận mạn khi được bù đắp cũng giúp cải thiện tốt tình trạng thiếu máu.

Bác sĩ đã giải đáp rất chi tiết tại sao suy thận mạn lại thiếu máu, bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát tình trạng này.

Chữa bệnh suy thận bằng đông y gia truyền Trịnh Gia
 
Kết quả trước và sau khi điều trị suy thận bằng phác đồ điều trị của Đông y Trịnh Gia sau 1 tháng
 
LIÊN HỆ:
 
1. THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐT: 0378041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính
 
2. Số nhà 10/1/2 A đường 26, phường Linh Đông, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, ĐT: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha